|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Shark Liên đã chi 62 tỷ đồng để 'đi chợ' tại Shark Tank Việt Nam mùa 4, trở thành người xuống nhiều nhiều nhất mùa này

07:15 | 16/08/2021
Chia sẻ
Shark Tank Việt Nam mùa 4 cũng chứng kiến 35/54 startup nhận được cam kết đầu tư, đạt tỷ lệ gần 65%

Chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 4 đã kết thúc với deal cuối cùng mang tính lịch sử khi lần đầu tiên có một startup được cả 5 Shark cùng rót tiền đầu tư. Kết thúc mùa 4, đã có nhiều sự thay đổi mới mẻ, mang đến cho các shark, startup và khán giả những điều thú vị.

Trong số 54 startup đã lên sóng truyền hình Shark Tank Việt Nam mùa 4, đã có 35 thương vụ nhận được cam kết đầu tư, đạt tỷ lệ 64,81%. Tổng số tiền cam kết rót vốn mùa 4 đạt hơn 204 tỷ đồng.

Shark Hưng, người đã xuất hiện trong cả 4 mùa Shark Tank nhận định điều ấn tượng nhất trong mùa 4 là "tiền rơi kinh khủng", đồng thời, ông dự đoán Shark Liên là người chốt deal nhiều nhất mùa này.

Trên thực tế, Shark Liên cũng là người có nhiều thương vụ đầu tư thành công nhất mùa 4 với tổng cộng 12 deal cùng tổng số tiền hơn 62 tỷ đồng. Bà vẫn thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới những startup mang yếu tố bảo vệ môi trường và nhân văn.

Một số thương vụ đầu tư nổi bật của Shark Liên trong mùa 4 có thể kể đến như Vulcan Augmetics, một startup sản xuất tay robot cho người khuyết tật hay iGreen, dây chuyền tạo hạt nguyên liệu phân hủy sinh học.

Shark Tank Việt Nam mùa 4: Không có mega deal, Shark Liên trở thành người rót tiền nhiều nhất, Shark Hưng chốt deal riêng thành công nhất - Ảnh 1.

Shark Liên là người rót tiền nhiều nhất Shark Tank Việt Nam mùa 4. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

Theo Shark Hưng, lý do dẫn đến tỷ lệ chốt deal và xuống tiền nhiều như trong mùa 4 là bởi sự dồn nén trong gần hai năm. Bên cạnh đó, các startup cũng đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mô hình kinh doanh, ít ngáo giá hơn trước khi lên sóng chương trình.

Shark Hưng cũng là người chốt deal riêng thành công nhất mùa 4 với 10 deal cam kết cùng các startup, trong đó có 8 thương vụ độc quyền. Ông đặc biệt quan tâm tới các startup về công nghệ, các sản phẩm kỹ thuật độc đáo, có khả năng mang đến sự đột biến.

Tổng cộng, Shark Hưng có tổng số tiền đầu tư hơn 34 tỷ đồng. Ông cũng có một số thương vụ nổi bật như Covo, túi bạt bảo vệ ô tô khi ngập lụt hay My Storage, kho lưu trữ cá nhân trọn gói.

Shark Tank Việt Nam mùa 4: Không có mega deal, Shark Liên trở thành người rót tiền nhiều nhất, Shark Hưng chốt deal riêng thành công nhất - Ảnh 2.

Shark Hưng là người chốt deal riêng thành công nhất mùa 4. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

Về phần mình, Shark Phú chia sẻ mùa 4 xuất hiện khá nhiều startup nữ, vừa tài vừa sắc, qua đó khiến ông xuống tiền nhiều hơn. Tuy nhiên, ông nhận xét rằng các startup vẫn gặp các vấn đề cố hữu, đặc biệt về mặt quản trị tài chính. Ông chủ Sunhouse đưa ra lời khuyên rằng các startup cần phải thuộc lòng các chỉ số tài chính, cân đối được doanh thu, dòng tiền,…hay thậm chí là trực tiếp đọc các sổ sách hàng ngày.

Điều này phần nào thể hiện phong cách đầu tư của Shark Phú, một người luôn cẩn thận về các số liệu. Ngoài ra, ông cũng tỏ ra quyết liệt với các startup về công nghệ trong mùa 4.

Tổng cộng, Shark Phú có 8 cái bắt tay với startup cùng tổng số tiền cam kết đầu tư hơn 34 tỷ đồng. Một số thương vụ nổi bật của Shark Phú ví dụ như Nhựa sinh học Bio Plas, Nobita Pro, Dầu lạc Tâm Trường Sinh,..

Shark Tank Việt Nam mùa 4: Không có mega deal, Shark Liên trở thành người rót tiền nhiều nhất, Shark Hưng chốt deal riêng thành công nhất - Ảnh 3.

Shark Phú thể hiện sự đa dạng trong đầu tư. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

Trong khi đó, Shark Linh đưa ra lời khuyên, không chỉ với startup mà còn với cả các nhân viên văn phòng. Theo Shark Linh, trước khi lên sóng Shark Tank, startup cần chia mô hình làm ba tầng, và tìm hiểu kỹ lưỡng về từng tầng, không nên chỉ tìm hiểu con số chung mà cần tìm hiểu sâu về từng phân khúc nhỏ.

Shark Linh là một người dành nhiều sự quan tâm cho các starup về giáo dục, sức khỏe như EIY, mô hình dạy thuyết trình bằng tiếng Anh hay Edubox, nền tảng kết nối gia sư. Tổng số tiền đầu tư của Shark Linh trong mùa 4 đạt gần 6 tỷ đồng với ba deal thành công.

Shark Tank Việt Nam mùa 4: Không có mega deal, Shark Liên trở thành người rót tiền nhiều nhất, Shark Hưng chốt deal riêng thành công nhất - Ảnh 4.

Shark Linh quan tâm tới các startup về giáo dục, sức khỏe. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

Đối với Shark Bình, ông chủ Tập đoàn NextTech cho rằng khả năng thuyết trình của các startup đã được cải thiện, nhưng họ cần cải thiện một số điểm yếu, chẳng hạn như bớt nói về sản phẩm, ước mơ; chuẩn bị kỹ càng về kế hoạch kinh doanh; sử dụng phần mềm;…

Trên sóng Shark Tank mùa 4, Shark Bình đã có 9 thương vụ thành công với tổng số tiền cam kết đầu tư hơn 37 tỷ đồng. Khẩu vị của ông chủ Tập đoàn NextTech vẫn là các startup về công nghệ và chuyển đổi số.

Đặc biệt, CoolMate và Shark Bình đã tạo ra một thương vụ đặc biệt trên sóng Shark Tank khi trở thành startup được giải ngân sớm nhất lịch sử chương trình, qua đó chứng minh tính quyết liệt trong đầu tư của Shark Bình.

Shark Tank Việt Nam mùa 4: Không có mega deal, Shark Liên trở thành người rót tiền nhiều nhất, Shark Hưng chốt deal riêng thành công nhất - Ảnh 5.

Khẩu vị của Shark Bình là các starup về chuyển đổi số. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

Ngoài ra, chương trình Shark Tank mùa 4 còn chứng kiến sự đồng hành của Shark Việt và Shark Louis Nguyễn. Tổng số tiền cam kết đầu tư của hai "cá mập" lần lượt là hơn 28,5 tỷ đồng và 3 tỷ đồng.

Shark Tank Việt Nam mùa 4: Không có mega deal, Shark Liên trở thành người rót tiền nhiều nhất, Shark Hưng chốt deal riêng thành công nhất - Ảnh 6.

Shark Việt có deal ấn tượng với startup Y học tái sinh Việt Nhật. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

Shark Tank Việt Nam mùa 4: Không có mega deal, Shark Liên trở thành người rót tiền nhiều nhất, Shark Hưng chốt deal riêng thành công nhất - Ảnh 7.

Shark Louis Nguyễn mang phong cách của các quỹ đầu tư nước ngoài. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

Một điều tiếc nuối trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 4 đó là không xuất hiện một mega deal (deal lớn). Vì vậy, khán giả và startup sẽ cùng nhau chờ đợi sự bùng nổ trong mùa tiếp theo của Shark Tank Việt Nam.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.