|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Round-Trip Trading là gì? Ảnh hưởng xấu của loại hình giao dịch này

17:18 | 10/12/2019
Chia sẻ
Round-trip trading (tạm dịch là Giao dịch mua bán vòng) là khái niệm thường được dùng để ám chỉ một việc làm trái với qui tắc, được thực hiện bằng cách liên tục mua và bán một loại cổ phiếu.
92fc72a161d52d3452418926f88453d5

Hình minh họa. Nguồn: Pinterest.com

Round-trip trading

Khái niệm

Round-trip trading tạm dịch là Giao dịch mua bán vòng.

Round-trip trading là khái niệm thường được dùng để ám chỉ một việc làm trái với qui tắc, được thực hiện bằng cách liên tục mua và bán một loại cổ phiếu để thao túng người xem tin rằng cổ phiếu ấy đang có lượng cầu rất cao.

Hành động này hoàn toàn khác với dạng round-trip trading hợp pháp khi nhà đầu tư thực hiện mua rồi sau đó mới bán cổ phiếu.

Hiểu rõ hơn về round-trip trading

Mục đích của round-trip trading là tạo ấn tượng về một khối lượng giao dịch cao, dù rằng công ty của cổ phiếu đó không hề tăng trưởng doanh thu hay lợi nhuận.

Loại hình giao dịch này có thể được thực hiện bằng nhiều cách, nhưng phổ biến nhất là trường hợp chỉ có một người giao dịch thực hiện mua và bán cổ phiếu đó trong ngày hoặc là có hai công ty thực hiện mua và bán cổ phiếu cho nhau. Hành động trên còn được biết đến với tên gọi là giao dịch wash trade.

Round-trip trading thường dễ bị nhầm lẫn với những dạng giao dịch hợp pháp khác, như là những giao dịch mua bán vòng được thực hiện bởi những nhà giao dịch theo mẫu hình trong ngày. Những nhà giao dịch dạng này thường thực hiện rất nhiều giao dịch trong một ngày.

Dù rằng họ cũng có những tiêu chuẩn nhất định, như là giữ ít nhất 25.000$ giá trị vốn trong tài khoản trước khi thực hiện những giao dịch này, và phải báo cáo khoản lãi lỗ ròng từ giao dịch như là một thu nhập thay vì coi những khoản lời là đầu tư còn những khoản lỗ là chi phí.

Một dạng round-trip trading được chấp thuận khác là giao dịch hoán đổi, trong đó một bên tổ chức sẽ thực hiện bán cổ phiếu cho một cá nhân hoặc một tổ chức khác và cam kết sẽ mua lại lượng cổ phiếu này trong tương lai với cùng mức giá đã bán.

Những ngân hàng thương mại và những sản phẩm phái sinh thường xuyên sử dụng loại hình này. Nhưng những biến động của loại giao dịch này không gây thổi phồng khối lượng giao dịch hay thay đổi những giá trị trên bản cân đối kế toán.

(Theo Investopedia)

Thiên Cơ