Quyền sở hữu cổ phiếu hai tầng (Dual-Class Ownership) là gì? Đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm
Quyền sở hữu cổ phiếu hai tầng
Khái niệm
Quyền sở hữu cổ phiếu hai tầng trong tiếng Anh là Dual-Class Ownership.
Quyền sở hữu cổ phiếu hai tầng là việc chào bán một loại cổ phiếu phổ thông trong đó cổ phiếu được công ty phát hành có các quyền khác nhau.
Trong cấu trúc quyền sở hữu cổ phiếu hai tầng, công ty có thể phát hành 02 loại cổ phiếu là cổ phiếu loại A và cổ phiếu loại B. Các loại này có thể có quyền biểu quyết khác nhau, nhưng chúng thể hiện quyền sở hữu cơ bản giống nhau trong một công ty.
Đặc điểm của Quyền sở hữu cổ phiếu hai tầng
Thông thường các công ty đang chuyển đổi từ công ty tư nhân trở thành công ty đại chúng có thể sử dụng cấu trúc quyền sở hữu cổ phiếu hai tầng để duy trì quyền kiểm soát công ty.
Ví dụ, khi Google phát hành cổ phiếu ra công chúng, họ đã phát hành cổ phiếu loại B không có quyền biểu quyết để đảm bảo rằng những người sáng lập và giám đốc điều hành vẫn có quyền kiểm soát công ty.
Google, hiện giao dịch công khai như Alphabet (công ty con của Google), từ đó đã thay đổi cấu trúc cổ phiếu hai tầng với cổ phiếu loại B có quyền bỏ phiếu gấp 10 lần so với cổ phiếu loại A.
Khoảng 8% các công ty ở Mỹ trong chỉ số Russell 3000 có cấu trúc cổ phiếu hai tầng hoặc hai tầng kể từ tháng 3 năm 2017.
Cấu trúc quyền sở hữu cổ phiếu hai tầng hoặc đa tầng vẫn duy trì là một công cụ trong chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu, nơi mà một doanh nhân hoặc người sáng lập công ty muốn huy động vốn thông qua thị trường công chúng, mà không cần phải nhượng lại quyền kiểm soát công ty.
Đối với mục đích niêm yết, các sàn giao dịch chứng khoán lớn yêu cầu các cấu trúc cổ phiếu hai tầng phải được đưa ra cùng thời điểm IPO.
Một công ty blue chip đã thành lập cũng có thể chọn thay đổi từ cấu trúc cổ phiếu đơn tầng sang loại hai tầng để cung cấp quyền tiếp cận nhiều hơn cho các nhà đầu tư.
Công ty Berkshire Hathaway của Warren Buffett là ví dụ nổi tiếng nhất về hoạt động này.
Lịch sử giao dịch của cổ phiếu của loại A của công ty được giao dịch ở mức định giá cao đến mức hầu hết các nhà đầu tư không đủ khả năng để mua chúng.
Bằng cách phát hành cổ phiếu loại B với giá bằng một phần giá cổ phiếu loại A và sau đó tiến hành chia tách cổ phiếu 50 đổi 1, cổ phiếu Berkshire đã trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các nhà đầu tư cá nhân.
Ưu và nhược điểm của Quyền sở hữu cổ phiếu hai tầng
Cổ phiếu loại thông thường có ít quyền hoặc không có quyền biểu quyết, thường được giao dịch với mức giá chiết khấu cho các cổ phiếu đơn tầng.
Các chuyên gia quản trị cho rằng sự giảm giá này có xu hướng biến mất nhanh trong các thị trường tích cực nhưng nó có thể là một trở ngại cho các công ty tìm cách phát hành cổ phiếu trong điều kiện khó khăn của thị trường vốn cổ phần.
Cấu trúc quyền sở hữu cổ phiếu hai tầng có thể gia tăng thêm sự bảo đảm trong trường hợp thù địch nỗ lực muốn thâu tóm, vì các cổ đông nắm giữ cổ phiếu loại A duy trì sự kiểm soát nhiều hơn so với các cổ đông bên ngoài.
Tuy nhiên, sự tồn tại của quyền sở hữu cổ phiếu hai tầng có thể gây khó khăn nếu muốn huy động thêm vốn bổ sung thông qua thị trường vốn hoặc thị trường nợ. Lí do là vì quyền sở hữu cổ phiếu hai tầng đó có thể không còn được cộng đồng đầu tư xem đó là thuận lợi.
(Theo Investopedia)