|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cổ phiếu hai tầng (Dual Class Stock) là gì? Đặc điểm và ví dụ

10:15 | 20/04/2020
Chia sẻ
Cổ phiếu hai tầng (tiếng Anh: Dual Class Stock) là việc phát hành nhiều loại cổ phiếu khác nhau bởi một công ty.
Cổ phiếu hai tầng (Dual Class Stock) là gì? Đặc điểm và ví dụ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Medium)

Cổ phiếu hai tầng

Khái niệm 

Cổ phiếu hai tầng trong tiếng Anh là Dual Class Stock.

Cổ phiếu hai tầng là việc phát hành nhiều loại cổ phiếu khác nhau bởi một công ty.

Ví vụ, cấu trúc cổ phiếu hai tầng có thể bao gồm cổ phiếu loại A và cổ phiếu loại B.

Các cổ phiếu có thể khác nhau dựa trên quyền biểu quyết riêng biệt và việc thanh toán cổ tức.

Khi nhiều loại cổ phiếu được phát hành: một loại cổ phiếu được đưa ra cho công chúng, trong khi loại kia cung cấp cho người sáng lập công ty, giám đốc điều hành và những người thuộc gia đình.

Loại được phát hành cho công chúng có những giới hạn hoặc không có quyền biểu quyết, trong khi loại dành cho người sáng lập và giám đốc điều hành có nhiều quyền biểu quyết hơn và thường cung cấp phần lớn quyền kiểm soát công ty.

Đặc điểm của Cổ phiếu hai tầng

Các công ty nổi tiếng, chẳng hạn như Ford và Berkshire Hathaway của Warren Buffett, có cấu trúc cổ phiếu hai tầng cung cấp cho người sáng lập, giám đốc điều hành và những người trong gia đình khả năng kiểm soát quyền biểu quyết đa số, với tỉ lệ phần trăm tương đối nhỏ trong tổng vốn chủ sở hữu.

Cổ phiếu hai tầng tại Ford, chẳng hạn, mang lại cho gia đình Ford quyền kiểm soát 40% quyền biểu quyết, trong khi chỉ sở hữu khoảng 4% tổng vốn chủ sở hữu của công ty.

Một ví dụ cực đoan là giám đốc điều hành của Echostar Communications, Charlie Ergen đang nắm giữ 5% cổ phần của công ty, nhưng vẫn kiểm soát 90% quyền biểu quyết nhờ sở hữu cổ phiếu loại A.

Mặc dù đã trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, các cổ phiếu hai tầng đã xuất hiện một thời gian dưới nhiều hình thức khác nhau.

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã cấm các cấu trúc hai tầng vào năm 1926 sau khi việc phản đối công ty ô tô Dodge Brothers chào bán công khai, bao gồm các cổ phiếu không có quyền biểu quyết cho công chúng.

Nhưng mọi thứ đã phục hồi trong những năm 1980 sau sự cạnh tranh từ các sàn giao dịch khác. Khi cổ phiếu được niêm yết, các công ty không thể thay đổi bất kì quyền biểu quyết nào, bao gồm thêm loại cổ phiếu mới hoặc không được phát hành bất kì loại cổ phiếu nào có quyền biểu quyết cao hơn.

Trong thời gian gần đây, số lượng các công ty lựa chọn cổ phiếu hai tầng trong quá trình niêm yết đã tăng lên gấp bội.

Cụ thể, các công ty khởi nghiệp công nghệ niêm yết trên thị trường công chúng sử dụng chiến lược này để giữ quyền kiểm soát quyền kinh doanh của họ.

Người tiền nhiệm của Alphabet Inc., Google là ví dụ nổi tiếng nhất về xu hướng này. Nhiều người đã thất vọng về quá trình IPO của Google khi gã khổng lồ internet này, đã phát hành cổ phiếu loại B thứ hai cho những người sáng lập với số lượng phiếu bầu gấp 10 lần so với cổ phiếu loại A thông thường, và đã được bán ra công chúng.

Một số chỉ số chứng khoán đã dừng các công ty có cổ phiếu hai tầng dựa vào chỉ số của họ. S&P 500 và FTSE Russell là những ví dụ về xu hướng này.

Các sàn giao dịch chứng khoán ở châu Á đã chuyển sang tận dụng lợi thế và nới lỏng các qui tắc của họ liên quan đến danh sách niêm yết các công ty.

Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, hiện đã bắt đầu cho phép các cổ phiếu hai tầng. Sàn giao dịch chứng khoán của Singapore là ví dụ về các sàn giao dịch châu Á cạnh tranh với các đối tác phương Tây cho các công ty có cấu trúc chứng khoán đa quyền.

Tranh cãi về cấu trúc Cổ phiếu hai tầng

Cấu trúc cổ phiếu hai tầng đang gây nhiều tranh cãi.

Những người ủng hộ họ cho rằng cấu trúc này cho phép các nhà sáng lập thể hiện khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và đặt lợi ích lâu dài lên trên kết quả tài chính trong ngắn hạn.

Nó cũng giúp các nhà sáng lập duy trì quyền kiểm soát công ty vì những quyền tiếp quản tiềm năng có thể tránh được nhờ vào quyền biểu quyết đa số của nhà sáng lập.

Mặt khác, các đối thủ cho rằng cấu trúc này cho phép một nhóm nhỏ cổ đông đặc quyền duy trì quyền kiểm soát, trong khi các cổ đông khác (có ít quyền biểu quyết hơn) lại góp phần lớn vốn vào công ty.

Có một sự phân phối rủi ro không đồng đều trong cổ phiếu hai tầng.

Người sáng lập có thể tiếp cận vốn từ thị trường công chúng với rủi ro kinh tế tối thiểu. Trong khi các cổ đông lại chịu phần lớn rủi ro liên quan đến chiến lược.

Nghiên cứu học thuật đã chứng minh rằng các loại cổ phiếu đầy quyền lực dành cho người trong cuộc có thể thực sự cản trở hiệu suất vượt trội về lâu dài.

Một loại cổ phiếu thứ ba được đề xuất giữa 2 loại cổ phiếu. Theo nghiên cứu, tác động của cổ phiếu hai tầng có thể được hạn chế bằng cách đặt giới hạn thời gian lên các cấu trúc đó và cho phép các cổ đông tích lũy lợi ích quyền biểu quyết theo thời gian.

Ví dụ về Cổ phiếu hai tầng

Như đã đề cập trước, công ty con của Google là Alphabet , là ví dụ nổi tiếng nhất về một công ty có cổ phiếu hai tầng.

Khi được niêm yết vào năm 2004, gã khổng lồ Google đã đưa ra công chúng 03 loại cổ phiếu trong đợt chào bán.

Cổ phiếu loại A được dành cho các nhà đầu tư thường xuyên và có 1 phiếu bầu cho mỗi cổ phiếu. Cổ phiếu loại B được dành cho người sáng lập và giám đốc điều hành và có số phiếu bầu gấp 10 lần so với các cổ phiếu khác. Cuối cùng, cổ phiếu loại C dành cho nhân viên và không có quyền biểu quyết.

Các ví dụ khác về các công ty có cấu trúc hai tầng là Facebook, Zynga, Groupon và Alibaba.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng