Quyền biểu quyết của cổ đông (Stockholder Voting Right) là gì? Tác động của quyền biểu quyết
Hình minh họa. Nguồn: Ethicalboardroom.com
Quyền biểu quyết của cổ đông
Khái niệm
Quyền biểu quyết của cổ đông trong tiếng Anh là Stockholder Voting Right.
Quyền biểu quyết là quyền của các cổ đông được bỏ phiếu để quyết định các vấn đề của chính sách công ty gồm các quyết định về việc thành lập ban giám đốc, phát hành chứng khoán, các hành động khác của công ty và có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong một công ty.
Thông thường các cổ đông sẽ dùng lá phiếu của họ bằng cách ủy quyền, gửi thư phản hồi hoặc từ bỏ phiếu bầu của họ cho bên thứ ba. Khác với quyền bỏ phiếu đơn mà các cá nhân thường có trong các chính phủ dân chủ, số phiếu mà một cổ đông có tương ứng với số cổ phần mà họ sở hữu.
Hiểu về quyền bỏ phiếu
Các quy định trong điều lệ của công ty tư nhân chi phối các quyền của các cổ đông, bao gồm quyền bỏ phiếu về các vấn đề của công ty. Cùng với luật về công ty của nhà nước sở tại, các điều khoản này có thể giới hạn quyền biểu quyết của các cổ đông.
Các chính sách quan trọng
Vì một cán bộ công ty và ban giám đốc (HĐQT) của công ty chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động hàng ngày, các cổ đông không có quyền bỏ phiếu về các vấn đề quản lí cơ bản. Tuy nhiên, các cổ đông có thể bỏ phiếu về các vấn đề lớn của công ty, chẳng hạn như thay đổi điều lệ hoặc bầu cử giám đốc tại các cuộc họp cổ đông. Chủ sở hữu các cổ phiếu ưu đãi hoàn toàn không có quyền biểu quyết.
Điều kiện đủ để biểu quyết
Thông thường, chỉ có chủ sở hữu có tên trong hồ sơ công ty đủ điều kiện để bỏ phiếu tại một cuộc họp cổ đông. Hồ sơ công ty ghi tên tất cả các chủ sở hữu cổ phiếu vào một ngày trước khi cuộc họp diễn ra. Các cổ đông không được liệt kê trong hồ sơ vào ngày họp không bỏ phiếu.
Số phiếu và đại biểu
Quy định doanh nghiệp thường yêu cầu một đại biểu để bỏ phiếu tại một cuộc họp cổ đông. Một đại biểu thường phải đại diện cho các cổ đông có tổng sở hữu hơn một nửa số cổ phiếu của công ty.
Một số luật tiểu bang ở Mỹ cho phép phê chuẩn một nghị quyết mà không có đại biểu nếu tất cả các cổ đông cung cấp một văn bản xác nhận. Phê duyệt một nghị quyết thường đòi hỏi phần lớn phiếu bầu đồng ý. Cho một số nghị quyết đặc biệt tỷ lệ phiếu bầu yêu cầu để thông qua có thể rất cao, ví dụ như sáp nhập hoặc giải thể công ty.
Ủy quyền biểu quyết
Các cổ đông có thể chuyển nhượng quyền biểu quyết của họ cho một bên khác mà không cần từ bỏ cổ phần. Người hoặc tổ chức được ủy quyền có thể bỏ phiếu mà không cần tham khảo ý kiến cổ đông. Trong một số trường hợp, một công ty hoặc người có thể trả tiền nhượng quyền bỏ phiếu để thu thập đủ số lượng và thay đổi đội ngũ quản lí hiện có.
Tác động của quyền biểu quyết
Trong các công ty lớn có kỳ họp cổ đông được tổ chức công khai, các cổ đông sẽ sử dụng quyền của mình tốt nhất thông qua việc bầu các giám đốc của công ty. Tuy nhiên, trong các công ty nhỏ, tư nhân, cán bộ và giám đốc thường sở hữu khối cổ phần lớn.
Do đó, các cổ đông thiểu số thường không thể gây áp lực lên các giám đốc đã được bầu. Các cổ đông có thể bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử hay thông qua các nghị quyết, nhưng phiếu bầu của họ có thể có ít tác động đến các vấn đề lớn của công ty.
(Theo Investopedia)