|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quyền chọn khống (Naked Option) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

16:37 | 20/12/2019
Chia sẻ
Quyền chọn khống (tiếng Anh: Naked option) là dạng hợp đồng quyền chọn mà người bán quyền chọn không sở hữu tài sản cơ sở cần thiết để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình.
1a05729dab5a3bd00f894931ee1f5c1e

Hình minh họa. Nguồn: Pinterest

Quyền chọn khống

Khái niệm

Quyền chọn khống, tiếng Anh gọi là naked option. Nó còn được biết đến với tên gọi là quyền chọn không đảm bảo, tiếng Anh gọi là uncovered option.

Quyền chọn khống là dạng hợp đồng quyền chọn mà người bán quyền chọn không sở hữu tài sản cơ sở cần thiết để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình. Khi thực hiện bán quyền chọn, người bán có nghĩa vụ cung cấp cho người mua quyền chọn tài sản cơ sở (đối với quyền chọn mua) hoặc một khoản tiền mặt (đối với quyền chọn bán) khi đáo hạn.

Trong trường hợp người bán hợp đồng không sở hữu tài sản cơ sở hoặc số tiền tương ứng đó khi hợp đồng được thực hiện, thì người bán cần phải mua chúng vào lúc đó với mức giá thị trường hiện tại. 

Vì không hề được bảo vệ khỏi những biến động giá nên loại hình quyền chọn này có rủi ro thua lỗ rất cao. 

Hiểu rõ hơn về quyền chọn khống

Vị thế khống là tên gọi cho trường hợp người bán hợp đồng quyền chọn không nắm giữ tài sản cơ sở để bảo vệ mình khỏi những biến động giá ngược chiều. Quyền chọn khống có sức hấp dẫn với các trader và nhà đầu tư vì mức dao động tiềm năng của nó sẽ được tính vào giá quyền chọn.

Nếu giá của tài sản cơ sở biến động ngược với chiều mà người mua hợp đồng mong chờ, hay thậm chí cả khi nó di chuyển đúng theo hướng họ muốn, nhưng không đủ mạnh để bù đắp cho độ dao động đã được tính vào giá quyền chọn, thì người bán quyền chọn vẫn giữ lại được mức phí quyền chọn của mình.

Điều này có nghĩa là người bán hợp đồng sẽ chiến thắng trong 70% các giao dịch. Đây là dạng công cụ hấp dẫn với những trader và nhà đầu tư thích một tỉ lệ chiến thắng cao trong giao dịch.

Nếu một trader bán một quyền chọn mua cổ phiếu khống, thì anh ấy phải chấp nhận nghĩa vụ bán cổ phiếu ấy tại mức giá thực hiện trong hoặc trước ngày đáo hạn, dù cho giá cổ phiếu ấy có cao như thế nào. Trong trường hợp trader đó không sở hữu cổ phiểu cơ sở, thì anh ấy buộc phải mua chúng, sau đó bán lại cho người mua hợp đồng để hoàn tất nghĩa vụ của mình.

Vì không hề có giới hạn cao nhất nào đối với giá cổ phiếu, nên người bán quyền chọn mua về cơ bản là đang chấp nhận một rủi ro không giới hạn. Nhưng đối với quyền chọn bán thì ngược lại, do lúc này rủi ro của người bán quyền chọn là có giới hạn vì giá của tài sản cơ sở chỉ có thể giảm xuống thấp nhất là 0 đồng.

(Theo Investopedia)

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).