Phương trình Hamada (Hamada Equation) là gì? Đặc điểm
Ảnh minh họa. Nguồn: Investopedia.
Phương trình Hamada
Khái niệm
Phương trình Hamada trong tiếng Anh là Hamada Equation.
Phương trình Hamada một phương pháp phân tích cơ bản để phân tích chi phí vốn của một công ty vì nó sử dụng đòn bẩy tài chính bổ sung và cách mà đòn bẩy tài chính liên quan đến rủi ro chung của công ty. Biện pháp này được sử dụng để khái quát những tác động của loại đòn bẩy này đối với chi phí vốn của một công ty trên chi phí vốn trong trường hợp công ty không có nợ.
Đặc điểm và công thức của phương trình Hamada
Robert Hamada là cựu giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Đại học Chicago. Hamada bắt đầu giảng dạy tại trường đại học vào năm 1966 và từng là trưởng khoa của trường kinh doanh từ năm 1993 đến năm 2001. Phương trình này xuất hiện trong bài báo của ông, tựa đề "Tác động của cấu trúc vốn của công ty đối với rủi ro hệ thống của cổ phiếu phổ thông" trên Tạp chí Tài chính xuất bản vào tháng 5/1972.
Công thức của phương trình Hamada như sau:
βL = βU [1+ (1 – T)(D/E)]
trong đó:
βL = beta đòn bẩy
βU = beta không đòn bẩy (rủi ro thị trường của một công ty khi không có ảnh hưởng của nợ)
T = lãi suất thuế
D/E = chỉ số nợ trên vốn (thước đo đòn bẩy tài chính của công ty)
Như vậy phương trình Hamada được tính bằng cách sau:
(1). Chia nợ công ty cho vốn chủ sở hữu của nó (D/E)
(2). Lấy 1 trừ đi T
(3). Nhân (1) với (2), lấy kết quả cộng với 1.
(4). Lấy βu nhân với kết quả của (3).
Ý nghĩa phương trình Hamada
Phương trình dựa trên định lí Modigliani-Miller về cấu trúc vốn và mở rộng phân tích để định lượng tác động của đòn bẩy tài chính đối với một công ty. Beta là thước đo biến động hoặc rủi ro hệ thống so với thị trường chung. Phương trình Hamada cho thấy beta của một công ty thay đổi như thế nào với đòn bẩy. Hệ số beta càng cao, rủi ro liên quan đến công ty càng cao.
Ví dụ về phương trình Hamada
Một công ty có tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,60, thuế suất 33% và beta không đòn bẩy là 0,75. Hệ số Hamada sẽ là 0,75 [1 + (1 - 0,33) (0,60)] = 1,05. Điều này có nghĩa là đòn bẩy tài chính cho công ty này làm tăng rủi ro tổng thể thêm một lượng beta là 0,30, tức là 1,05 – 0,75 hoặc 40% (0,3/0,75).
Lấy ví dụ nhà bán lẻ Target (NYSE: TGT), có beta không đòn bẩy hiện tại là 0,82. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của nó là 1,05 và thuế suất hàng năm có hiệu lực là 20%. Do đó, hệ số Hamada là 0,82 [1 + (1 - 0,2) (0,26)] = 0,99. Do đó, đòn bẩy cho một công ty làm tăng lượng beta lên 0,17 hoặc 21%.
(Theo Investopedia)