|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phí bảo lãnh phát hành (Underwriting Spread) là gì? Các thành phần của phí này

10:18 | 22/11/2019
Chia sẻ
Phí bảo lãnh phát hành (tiếng Anh: Underwriting Spread) là khoản chênh lệch giữa số tiền mà các nhà bảo lãnh phát hành trả cho công ty phát hành và số tiền mà họ thu được từ việc bán chứng khoán trong đợt chào bán công khai.
maxresdefault

Hình minh họa. Nguồn: Youtube.com

Phí bảo lãnh phát hành

Khái niệm

Phí bảo lãnh phát hành hay còn gọi là phí bao tiêu hay chênh lệch bao tiêu, trong tiếng Anh là Underwriting Spread.

Phí bảo lãnh phát hành là chênh lệch giữa số tiền mà các nhà bảo lãnh phát hành, chẳng hạn như các ngân hàng đầu tư, trả cho một công ty phát hành cho chứng khoán và số tiền mà các nhà bảo lãnh nhận được từ việc bán chứng khoán trong đợt chào bán công khai. 

Phí bảo lãnh phát hành về cơ bản là tỉ suất lợi nhuận gộp của ngân hàng đầu tư, thường được biểu diễn dưới dạng phần trăm hoặc các hình thức khác dựa trên mỗi đơn vị được bán.     

Đặc điểm phí bảo lãnh phát hành        

Qui mô của phí bảo lãnh phát hành được xác định trên cơ sở thỏa thuận và chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi mức rủi ro nhận thức của nhà bảo lãnh phát hành. 

Mức phí bảo lãnh phát hành cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những kì vọng trên thị trường dành cho chứng khoán công ty.   

Ngoài ra, mức phí bảo lãnh phát hành cũng phụ thuộc vào các thỏa thuận và các buổi đấu thầu cạnh tranh giữa các thành viên thuộc tổ chức bảo lãnh phát hành (còn được gọi là nhóm bảo lãnh phát hành) và trong chính công ty phát hành cổ phiếu. 

Phí bảo lãnh phát hành gia tăng khi rủi ro liên quan đến việc phát hành tăng lên.   

Thành phần phí bảo lãnh phát hành 

Phí bảo lãnh phát hành cho đợt phát hành cổ phiếu công khai lần đầu (IPO) thường bao gồm các thành phần sau: 

 - Phí quản lí (dành cho trưởng nhóm bảo lãnh phát hành - người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lí tổ chức bảo lãnh phát hành) 

 - Phí bảo lãnh phát hành (dành cho các thành viên của tổ chức bảo lãnh phát hành) 

 - Phí nhượng quyền (trả cho các nhà môi giới-kinh doanh tiếp thị cổ phiếu) 

Trưởng nhóm bảo lãnh phát hành thường có quyền kiểm soát phí bảo lãnh phát hành

Mỗi thành viên của tập đoàn bao tiêu sau đó nhận được một phần (không nhất thiết phải bằng nhau) của phí bảo lãnh phát hành và một phần phí nhượng quyền. 

Ngoài ra, một đại lí môi giới không phải là thành viên của tập đoàn bao tiêu cũng nhận được một phần phí nhượng quyền dựa trên lượng chứng khoán phát hành được bán.     

Phí nhượng quyền tỉ lệ thuận với tổng phí bảo lãnh phát hành. Trong khi phí quản lí và phí bảo lãnh phát hành tỉ lệ nghịch với tổng phí bảo lãnh phát hành

Các mức phí được phân chia khác nhau thường là do qui mô kinh tế khác biệt của các tổ chức. 

Yếu tố tác động lên phí bảo lãnh phát hành

Chi phí cho các hoạt động của nhân viên ngân hàng đầu tư, ví dụ, viết bản cáo bạch và chuẩn bị buổi giới thiệu (roadshow) được xem là chi phí cố định, còn lượng chứng khoán phát hành được bán do các tổ chức thì không. 

Vì vậy các giao dịch lớn hơn cũng sẽ không yêu cầu nhân lực ngân hàng đầu tư tăng lên quá nhiều nên sẽ không làm chênh lệch phí bảo lãnh phát hành đáng kể. 

Tuy nhiên, nếu muốn số lượng chứng khoán phát hành bán được nhiều hơn thì đòi hỏi cần có nguồn lực bán hàng lớn hơn, dẫn đến tỉ lệ nhượng quyền bán hàng phải tăng tương ứng. Cuối cùng làm cho tổng phí bảo lãnh phát hành cao hơn.

Ngoài ra, các ngân hàng mới có thể muốn tham gia vào một tổ chức bảo lãnh phát hành hơn ngay cả khi có thể phần phí họ nhận được sẽ thấp hơn phí nhượng quyền bán.   

Ví dụ về phí bảo lãnh phát hành 

Để minh họa một khoản phí bảo lãnh phát hành, hãy xem xét một công ty nhận được 36 $ trên mỗi cổ phiếu từ công ty bảo lãnh phát hành cho cổ phiếu của họ. 

Nếu các nhà bảo lãnh quay vòng và bán cổ phiếu ra công chúng ở mức 38 $ một cổ phiếu, thì phí bảo lãnh phát hành sẽ là 2 $ một cổ phiếu. 

Giá trị của phí bảo lãnh phát hành có thể bị ảnh hưởng bởi các biến như qui mô của chứng khoán phát hành, rủi ro và biến động.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo