|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Phe Trump cố sức lôi kéo cử tri bằng thông điệp 'chiến thắng bệnh tật'

19:33 | 06/10/2020
Chia sẻ
Trở về Nhà Trắng chỉ ba ngày sau khi nhập viện điều trị COVID-19, ông Trump dùng chính thông tin về bệnh tình của mình để thu hút cử tri. Hiệu quả của chiến thuật này vẫn còn phải bàn cãi.

Hình ảnh nhà lãnh đạo quyền lực được xây dựng cẩn thận của Tổng thống Trump bị ảnh hưởng nặng nề trong vài ngày qua, khi ông và hàng chục người thân tín có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Tài khoản Twitter của ông Trump yên ắng thấy rõ trong ngày 2/10 khi vị tổng thống 74 tuổi được đưa đến Bệnh viện Quân y Quốc gia Walter Reed.

Sau khi ông Trump nhiễm virus SARS-CoV-2, sức khỏe thể chất và tinh thần của ông có thể suy yếu, thậm chí ông còn có nguy cơ tử vong. Dưới góc nhìn của các nhà quan sát thiếu kinh nghiệm, điều đó dường như rất tiêu cực.

Tuy nhiên, đối với người ủng hộ thì Tổng thống Trump không hề thất bại. Nếu bệnh tình của ông Trump là tin xấu, New York Magazine dự đoán có hai phản ứng. Thứ nhất là người ủng hộ sẽ bác bỏ tin này như một âm mưu thâm độc của đối thủ nhằm chống lại ông Trump. Thứ hai là biến tin xấu thành tin tốt.

Ông Trump lợi dụng bệnh tật để lấy lòng cử tri nhưng làm sai cách - Ảnh 1.

Ông Trump sắp sửa tháo khẩu trang để chụp ảnh khi vừa từ bệnh viện về Nhà Trắng hôm 5/10. (Ảnh: Getty Images)

Thông điệp Tổng thống Trump "đánh bại bệnh tật"

Trong vài giờ đầu sau khi ông Trump xác nhận bản thân cùng Đệ nhất Phu nhân dương tính với COVID-19, Thượng nghị sĩ Kelly Loeffler (Đảng Cộng hòa) đã thử chiến thuật đầu tiên.

Trên Twitter, bà Loeffler viết: "Hãy nhớ chính Trung Quốc đã lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump. Chúng ta phải buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm".

Tuy nhiên, động thái của bà Loeffler không có tác dụng, vì tuyên bố của bà biến ông Trump thành nạn nhân.

Thay vào đó, ông Trump và đồng minh chọn chiến thuật thứ hai: Bệnh tình của ông Trump là bằng chứng cho lòng dũng cảm và tận tâm của đương kim Tổng thống Mỹ.

Những người này đã cố gắng liên kết trải nghiệm của ông chủ Nhà Trắng với nỗi đau của hàng triệu người Mỹ đang chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, họ lại không sử dụng cơ hội này để gửi đi một thông điệp mạnh mẽ hơn về sức khỏe cộng đồng trong đại dịch, Politico nhận định.

Vào ngày 5/10, ông Trump đã rời bệnh viện Walter Reed để quay về điều trị tại Nhà Trắng, song chưa rõ tình trạng của ông cụ thể ra sao khi mà có quá nhiều thông tin trái chiều.

Xuất hiện trên truyền hình và qua Twitter, cấp dưới và bản thân ông Trump miêu tả ông đang đích thân tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục bác bỏ cáo buộc rằng ông Trump góp phần làm lây lan dịch bệnh và gần như bỏ qua dấu hiệu nghiêm trọng về bệnh tình của ông Trump.

Phía Tổng thống Trump lập luận rằng việc nhiễm bệnh sẽ giúp ông Trump có kinh nghiệm thực tế và cái nhìn sâu sắc về COVID-19, điều mà ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden chưa từng trải qua.

"Tổng thống Trump có kinh nghiệm làm lãnh đạo và kinh doanh. Giờ đây ông còn có thêm kinh nghiệm tự chiến đấu với virus SARS-CoV-2. Ông Biden đâu có được những trải nghiệm trực tiếp như thế", bà Erin Perrine - phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của ông Trump, cho hay hôm 5/10.

Trong một video gửi đến người ủng hộ hôm 4/10, ông Trump nói ông đã "học được nhiều điều về COVID-19".

"Tôi học được nhiều điều về COVID-19 từ kinh nghiệm thực tế. Đây là kiến thức thực sự chứ không phải đọc qua sách vở. Tôi nhiễm COVID-19 và từ đó hiểu bản chất căn bệnh. Trải nghiệm này khá thú vị, tôi sẽ chia sẻ sau", ông Trump nói trong đoạn video.

Tuy nhiên, chiến lược của ông Trump và các cấp dưới không khiến công chúng ủng hộ ông hơn như với các nhà lãnh đạo khác từng gặp vấn đề sức khỏe.

Trải nghiệm thực tế nhưng chưa học được gì nhiều

Giới phê bình tiếp tục đặt câu hỏi tại sao ông Trump và cấp dưới liên tục bỏ qua lời khuyên của cơ quan y tế về các biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm của đại dịch.

Họ đề cập đến hàng chục ca dương tính tại Nhà Trắng vài ngày qua, cho rằng các trường hợp này có lẽ liên quan đến các sự kiện họp báo trực tiếp khi các cố vấn của ông Trump và nhân viên chính phủ tiếp xúc với nhau trong không gian hẹp và không đeo khẩu trang.

Ngay cả sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, ông Trump vẫn tiếp tục đặt nhân viên cấp dưới vào nguy cơ lây nhiễm.

Trong một video ngắn bên ngoài bệnh viện Walter Reed vào ngày 4/10, ông Trump vẫy tay chào người ủng hộ từ một chiếc SUV bọc thép, kín mít. Các đặc vụ ngồi trong xe có lẽ đã tiếp xúc trực tiếp với virus. Động thái này nhằm mục đích lôi kéo sự ủng hộ của cử tri, nhưng cuối cùng lại dẫn đến làn sóng lên án dữ dội.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump khẳng định rằng việc Tổng thống Mỹ phải nhập viện để điều trị COVID-19 không làm thay đổi thái độ của họ với dịch bệnh.

Trong khi phía "phó tướng" Kamala Harris của ông Biden ủng hộ ý tưởng dùng dải phân cách bằng kính trong trong cuộc tranh luận cấp phó sắp tới, chiến dịch của cặp đôi Trump - Pence lại không đồng tình.

Ngoài ra, khi từ Walter Reed về đến Nhà Trắng, ông Trump đã tháo khẩu trang để chụp ảnh dù ông vẫn còn khả năng gây lây nhiễm virus.

"Chúng tôi sẽ không đầu hàng đại dịch như ông Biden", ông Mercedes Schlapp - cố vấn chiến dịch của ông Trump, chia sẻ với Fox News hôm 5/10. "Sau cùng, chúng tôi biết Tổng thống Trump đang phục hồi rất tốt".

Hôm 5/10, thông qua Twitter, ông Trump phát đi một thông điệp mới: "Đừng sợ đại dịch, đừng để bệnh tật chi phối cuộc sống của bạn. Dưới thời chính quyền Trump, chúng tôi đã phát triển được một số loại thuốc và thu nhặt được nhiều kiến thức tuyệt vời. Hiện tại tôi cảm thấy khỏe khoắn hơn cả 20 năm trước".

Dòng tweet của ông Trump không đề cập đến phần đông người dân Mỹ dễ bị nhiễm virus nhưng khó có cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế VIP như ông Trump. Bình luận của ông chủ Nhà Trắng cũng phớt lờ nghiêm trọng các cảnh báo của giới chức y tế nhiều tháng qua, rằng COVID-19 có thể gây nhiều ảnh hưởng tùy từng cá nhân, từ triệu chứng nhẹ đến suy nội tạng.

Hạ nghị sĩ Matt Gaetz (Đảng Cộng hòa) còn đùa trên Twitter: "Tổng thống Trump không cần phải chữa COVID-19, mà bệnh sẽ phải tự biến mất khỏi người ông Trump".

Trên Fox News, Thượng nghị sĩ John Kennedy (Đảng Cộng hòa) kết luận: "Chúng tôi rút ra hai điều quan trọng. Thứ nhất, COVID-19 rất dễ lây lan. Thứ hai, đại dịch này không gây chết người như các chuyên gia cảnh báo".

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ hiện đang là ổ dịch lớn nhất thế giới với hơn 7,4 triệu ca nhiễm và hơn 210.000 ca tử vong. Số lượng ca bệnh tăng đột biến đa phần đều có liên quan đến việc coi thường các khuyến nghị về giãn cách xã hội và đeo khẩu trang nơi công cộng. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân không tử vong nhưng sức khỏe có thể suy nhược trong nhiều tháng liền.

Khi vừa rời Walter Reed về Nhà Trắng, ông Trump đã nhanh chóng tuyên bố trên Twitter: "Tôi sẽ sớm quay lại hoạt động tranh cử. Các hãng tin giả chỉ toàn công bố kết quả thăm dò giả mạo".

Trong một video đăng tải tối ngày 5/10, ông Trump lại lần nữa khuyên người dân không nên sợ đại dịch. Ông nói ông biết bản thân còn rủi ro nhưng "đã chiến thắng bệnh tật".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khả Nhân

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.