|
 Thuật ngữ VietnamBiz
TAGS

Tin thế giới

Bloomberg: Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi là khởi đầu cho những rắc rối mới của Mỹ

Bloomberg: Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi là khởi đầu cho những rắc rối mới của Mỹ

Trung Quốc có thể sẽ sử dụng chiến thuật vùng xám để gây áp lực lên Đài Loan. Mỹ sẽ phải đối phó mà không mạo hiểm gây ra một cuộc xung đột mở với Trung Quốc.
Quốc tế -08:10 | 03/08/2022
Để xoa dịu lạm phát, ông Biden có thể giảm bớt thuế quan đối với hàng Trung Quốc ngay trong tuần này

Để xoa dịu lạm phát, ông Biden có thể giảm bớt thuế quan đối với hàng Trung Quốc ngay trong tuần này

Theo đưa tin từ Bloomberg, Tổng thống Joe Biden có thể thông báo hạ thuế quan đối với một số hàng hoá tiêu dùng của Trung Quốc ngay trong tuần này để khống chế lạm phát.
Quốc tế -07:21 | 05/07/2022
Nga vung tiền cho dân để xoa dịu nỗi đau kinh tế từ các đòn trừng phạt phương Tây

Nga vung tiền cho dân để xoa dịu nỗi đau kinh tế từ các đòn trừng phạt phương Tây

Chính phủ Nga đang phân phát tiền cho các gia đình có con nhỏ, tăng mức lương tối thiểu và lương hưu. Số tiền này giúp củng cố niềm tin vào nền kinh tế, tăng cường sự ủng hộ dành cho Tổng thống Putin và chiến sự tại Ukraine.
Quốc tế -17:21 | 04/07/2022
Mỹ trừng phạt 5 công ty Trung Quốc với cáo buộc hỗ trợ quân đội Nga

Mỹ trừng phạt 5 công ty Trung Quốc với cáo buộc hỗ trợ quân đội Nga

Mỹ tuyên bố rằng lệnh trừng phạt mới sẽ phát đi "thông điệp mạnh mẽ" tới bất kỳ ai trợ giúp cho Nga trong cuộc chiến với Ukraine.
Quốc tế -14:46 | 29/06/2022
NATO đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, mở đường cho Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh

NATO đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, mở đường cho Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh

Thụy Điển và Phần Lan đã đạt được bước tiến quan trọng trong nỗ lực trở thành thành viên NATO sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý sẽ chấp thuận sự tham gia của hai nước này.
Quốc tế -07:44 | 29/06/2022
Các chuyên gia cảnh báo kinh tế Mỹ có thể đối mặt với một cuộc hạ cánh cứng

Các chuyên gia cảnh báo kinh tế Mỹ có thể đối mặt với một cuộc hạ cánh cứng

Lạm phát của Mỹ đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 12/1981, làm dấy lên câu hỏi khi nào đợt tăng giá tồi tệ nhất trong 40 năm qua này sẽ đạt đỉnh rồi dịu xuống.
Quốc tế -23:44 | 11/06/2022
Nga giận khi Phần Lan đòi gia nhập NATO nhưng lực bất tòng tâm

Nga giận khi Phần Lan đòi gia nhập NATO nhưng lực bất tòng tâm

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã làm thay đổi lập trường của Phần Lan. Moscow có lẽ đang rất giận dữ nhưng chính cuộc chiến tại Ukraine lại "trói chân" Nga.
Quốc tế -08:14 | 16/05/2022
[PhotoStory] Trung Quốc nói Bắc Kinh không phong tỏa, thực tế ra sao?

[PhotoStory] Trung Quốc nói Bắc Kinh không phong tỏa, thực tế ra sao?

Dù chính phủ khẳng định sẽ không phong tỏa Bắc Kinh như Thượng Hải, hình ảnh do Bloomberg tổng hợp lại cho thấy khung cảnh vắng lặng đến bất ngờ của thành phố sầm uất này.
Quốc tế -07:00 | 14/05/2022
Ai sẽ trả tiền để tái thiết Ukraine?

Ai sẽ trả tiền để tái thiết Ukraine?

Dẫu bom đạn chưa ngừng rơi, Mỹ và châu Âu đã tích cực tìm cách huy động tiền để tái thiết Ukraine hậu xung đột quân sự. Một trong những lựa chọn được xem xét là sử dụng kho dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Nga mà phương Tây đang đóng băng.
Quốc tế -06:00 | 13/05/2022
Tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên hơn 18%

Tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên hơn 18%

Một quan chức từ Ủy ban các vấn đề tài chính và kinh tế trung ương Trung Quốc (CCFE) ngày 12/5 cho biết tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng từ 11,4% năm 2012 lên hơn 18% trong năm 2021.
Quốc tế -01:00 | 13/05/2022
Thị trường lương thực thế giới trước trở ngại mới

Thị trường lương thực thế giới trước trở ngại mới

Pháp là quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn ở châu Âu, là nước sản xuất ngũ cốc dẫn dầu trong Liên minh châu Âu (EU) và đứng thứ tư hoặc thứ năm về xuất khẩu lúa mỳ của thế giới.
Quốc tế -22:30 | 12/05/2022
Trung Quốc sắp vay thêm nợ để cứu nền kinh tế?

Trung Quốc sắp vay thêm nợ để cứu nền kinh tế?

Giới chuyên gia dự đoán Trung Quốc có thể sẽ phải phát hành thêm nợ để tiếp tục tăng trưởng, ngay tại thời điểm hàng chục thành phố lớn phải phong tỏa nghiêm ngặt, khiến triển vọng kinh tế ngày càng u ám.
Quốc tế -15:06 | 12/05/2022
Đừng mong đợi gói kích thích của Trung Quốc sẽ cứu nền kinh tế toàn cầu

Đừng mong đợi gói kích thích của Trung Quốc sẽ cứu nền kinh tế toàn cầu

Gói kích thích tài khóa tiềm năng của Trung Quốc nhiều khả năng không thể khỏa lấp được thiệt hại do chiến lược Zero COVID gây ra. Thay vì giúp giải cứu nền kinh tế khỏi suy thoái, lần này Trung Quốc còn có nguy cơ trở thành lực cản cho tăng trưởng chung.
Quốc tế -08:41 | 11/05/2022
Từ cuộc khảo sát của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc, một cảnh báo đỏ về nền kinh tế đang nhấp nháy

Từ cuộc khảo sát của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc, một cảnh báo đỏ về nền kinh tế đang nhấp nháy

Doanh nghiệp Mỹ vẫn "vững niềm tin, bền ý chí" ở lại Trung Quốc. Tuy nhiên, những dấu hiệu rạn nứt và căng thẳng đã xuất hiện, trong bối cảnh chiến lược Zero COVID của Bắc Kinh đè nặng lên tăng trưởng kinh tế.
Quốc tế -16:31 | 10/05/2022
Nước láng giềng của Ukraine bị vạ lây: Kinh tế điêu đứng, đành chờ quốc tế giải cứu

Nước láng giềng của Ukraine bị vạ lây: Kinh tế điêu đứng, đành chờ quốc tế giải cứu

Cuộc động binh của Nga tại Ukraine đã đẩy nền kinh tế của đất nước Moldova nhỏ bé vào rắc rối. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đang kêu gọi các nước hỗ trợ khoản vay để giúp Moldova xoa dịu tác động từ cuộc chiến sát bên.
Quốc tế -06:36 | 09/05/2022
Tin thời sự thế giới hôm nay: Ca nhiễm mới tại Mỹ, Hàn Quốc tăng vọt

Tin thời sự thế giới hôm nay: Ca nhiễm mới tại Mỹ, Hàn Quốc tăng vọt

So với ba năm đầu nhiệm kì, năm cuối cùng trước thềm bầu cử của ông Trump thậm chí còn hỗn loạn hơn nhiều với đầy rẫy các sự kiện kịch tính như phiên tòa luận tội, bất bình đẳng chủng tộc và đại dịch COVID-19.

Trong một dòng tweet gây sốc chỉ 32 ngày trước cuộc bầu cử, Tổng thống Trump (74 tuổi) thông báo ông cùng Đệ nhất Phu nhân Melania Trump nhiễm COVID-19. "Chúng tôi sẽ vượt qua bệnh tật cùng nhau", ông Trump khẳng định.

Chỉ hai ngày trước đó, ông Trump vừa đối đầu với ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên. Hai ứng viên có màn khẩu chiến khiến công chúng bối rối và buộc cơ quan tổ chức tranh luận phải điều chỉnh để tránh sự cố tương tự xảy ra.

Sau đó, ông Trump khỏi bệnh và quay trở lại tranh cử ở các bang chiến địa và tham gia tranh luận lần thứ hai với đối thủ Biden trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt trên cả nước.

Một tuần trước cuộc bầu cử, ông Trump đưa thành công bà Amy Coney Barrett vào Tòa án Tối cao, từ đó củng cố tỉ lệ 6/3 của phe bảo thủ trong Tòa án Tối cao và làm cuộc đua thêm khó đoán.

CNBC đã tổng hợp lại một năm hỗn loạn mà Tổng thống Trump đã đi qua trước ngày bầu cử 3/11/2020.

Gia đình Trump có khi không biết hết chủ nợ

Phần lớn các khoản nợ của ông Trump có thể gộp thành ba nhóm.

Nhóm một là các khoản vay thế chấp bất động sản văn phòng do công ty cho vay bất động sản thương mại Ladder Capital cấp.

Nhóm hai là các khoản vay thế chấp các tài sản tương đối rủi ro như khách sạn Washington và khu nghỉ dưỡng Doral do Deutsche Bank cấp.

Cuối cùng là các khoản vay do Vornado Realty Trust cấp cho hai tòa tháp văn phòng mà ông Trump chỉ nắm cổ phần nhỏ.

Ngoài ra, đương kim Tổng thống Mỹ còn có một số khoản vay cũ và nhỏ hơn.

Con số 421 triệu USD được New York Times đề cập là số tiền mà cá nhân ông Trump đứng ra bảo đảm, nằm trong số ít nhất 600 triệu USD mà công ty của ông Trump nợ.

Ngoài ra, còn khoảng 450 triệu USD nợ khác có liên quan đến quyền sở hữu 30% của ông Trump trong các tòa tháp văn phòng của Vornado.

Một số khoản vay được chuyển thành CMBS và hiện thuộc sở hữu của một lượng lớn nhà đầu tư khác khó có thể xác định hết. Các nhà đầu tư này thường bao gồm quĩ hưu trí, công ty bảo hiểm, quĩ đầu cơ,...

Do quyền sở hữu khoản nợ bị phân tán, Bloomberg cho là ngay cả Trump Organization (công ty của gia đình Trump) cũng không biết các nhà đầu tư trên hoặc không thể liên hệ với họ về các khoản vay. Nếu có vấn đề phát sinh với khoản nợ, thông tin liên lạc thường được thực hiện thông qua một bên trung gian gọi là nhân viên nghiệp vụ cho vay.

Nhiều khoản vay của ông Trump sẽ đến hạn thanh toán trong vài năm tới nhưng ông Trump có thể sẽ xử lí linh hoạt vấn đề này. Khi ông Trump tái cấp vốn cho Trump Tower (Manhattan, thành phố New York) vào năm 2012 với khoản vay 100 triệu USD, tòa nhà được định giá là 480 triệu USD.

Năm 2015, khi ông chủ Nhà Trắng tái cấp vốn cho The Trump Buliding tại số 40 Phố Wall, tại quận Manhattan, thành phố New York với khoản vay 160 triệu USD, tòa nhà được định giá là 540 triệu USD.

Chiến lược của ông Trump khiến cho hai tòa nhà có đòn bầy tài chính tương đối thấp so với bất động sản ở Manhattan. Vào tháng 8, dựa trên lợi nhuận ròng hiện tại và tỉ lệ vốn hóa hiện hành, Bloomberg Billionaire Index định giá Trump Tower và The Trump Building lần lượt là 365 triệu USD và 375 triệu USD.

Nếu đại dịch COVID-19 không làm giảm giá trị các tòa nhà văn phòng, hai bất động sản trên có thể gánh thêm nợ nếu ông Trump cần.

Vì ông Trump quyết định duy trì quyền sở hữu doanh nghiệp sau khi đắc cử cũng như do hồ sơ tài chính đệ trình cho chính phủ cũng là tự ông Trump báo cáo, giới phê bình từ lâu đã lo lắng rằng ông Trump có thể còn các khoản nợ khác mà không đề cập, có thể gây xung đột hoặc thậm chí là rủi ro an ninh quốc gia.Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu đất nước, dự kiến sẽ thông qua bộ luật mới trong một phiên họp kết thúc vào ngày 17/10.

Theo Bloomberg, Luật Kiểm soát Xuất khẩu chủ yếu được đưa ra nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia của Trung Quốc thông qua việc quản lí hoạt động xuất khẩu các vật liệu và công nghệ nhạy cảm nằm trong danh sách kiểm soát.

Bộ luật mới sẽ áp dụng cho tất cả các công ty ở Trung Quốc, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài các danh mục hạn chế xuất khẩu công nghệ và danh sách thực thể không đáng tin cậy, Bắc Kinh sẽ có thêm một công cụ chính sách mới để đáp trả Mỹ, quốc gia thường xuyên sử dụng các biện pháp kiểm soát và cấp phép xuất khẩu chống lại đối thủ.

Căng thẳng Mỹ - Trung liên tục leo thang và hiện đang lan sang lĩnh vực công nghệ. Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Huawei Technologies, ByteDance (sở hữu TikTok), Tencent (sở hữu WeChat) và hãng chip SMIC đều bị cuốn vào cuộc đụng độ giữa hai siêu cường.

Ông Qing Ren, đối tác của Văn phòng Luật sư Toàn cầu (trụ sở tại Bắc Kinh), nhận định: "Chính phủ Trung Quốc có thể đã rút ra bài học từ Mỹ và các nước khác".

Đưa tin từ Tân Hoa Xã cho biết dự thảo luật qui định Trung Quốc có thể thực hiện các biện pháp đáp trả đối với một quốc gia hoặc khu vực nhất định có hành vi "lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và gây tổn hại đến an ninh và lợi ích quốc gia của Trung Quốc".

Hôm 15/10, tờ Legal Daily cho biết một số nhà lập pháp còn đề nghị bổ sung mã nguồn, thuật toán và tài liệu kĩ thuật vào danh sách các mặt hàng thuộc diện kiểm soát và Trung Quốc nên thiết lập hạn chế đối với việc xuất khẩu các công nghệ mà Bắc Kinh có lợi thế cạnh tranh như 5G và viễn thông lượng tử.

Ông Qing Ren nói danh sách kiểm soát xuất khẩu hiện tại của Trung Quốc hẹp hơn nhiều so với danh sách mà Mỹ sử dụng, khi Bắc Kinh chỉ giới hạn ở các vật liệu có thể sử dụng cho vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học.

Nếu danh sách được mở rộng trong tương lai thì "nhiều sản phẩm hoặc công nghệ sẽ bị kiểm soát xuất khẩu ở Trung Quốc hơn", ông Ren nhận định.

Bà Mei Xinyu, nhà nghiên cứu thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nhận định Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và hoạt động sản xuất hàng hóa đang tạo việc làm cho hàng triệu người dân nên Bắc Kinh sẽ cẩn trọng để không lạm dụng bộ luật mới.

"Chúng tôi rất xem trọng hình ảnh của Trung Quốc như một nhà cung ứng đáng tin cậy trên thị trường quốc tế. Do đó, chúng tôi sẽ không mở rộng phạm vi kiểm soát xuất khẩu tùy tiện", bà Mei nhấn mạnh.

Theo ông Ren từ Văn phòng Luật sư Toàn cầu, các công ty nước ngoài không cần phải sợ bộ luật mới vì luật này được áp dụng bình đẳng cho tất cả các công ty hoạt động tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ông nói, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài nên cẩn thận nếu các hoạt động của họ liên quan đến xuất khẩu công nghệ.

Hôm 14/10, Đệ nhất Phu nhân Melania Trump xác nhận Barron Trump, con trai út của Tổng thống Trump, từng cho kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 nhưng không có triệu chứng.

Con trai út của ông Trump từng xét nghiệm dương tính với COVID-19 - Ảnh 1.

Vợ chồng Tổng thống Trump và con trai út Barron Trump (14 tuổi). (Ảnh: AP)

Trong tuyên bố, Đệ nhất Phu nhân Melania Trump cho hay: "May mắn thay Barron là một thiếu niên có sức khỏe tốt và không có triệu chứng nào". Bà Melania cho biết sau đó bà và con trai út (14 tuổi) đã xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Reuters dẫn lời bà Melania nói các triệu chứng bệnh của bà "rất ít" và bà hi vọng sẽ tiếp tục nhiệm vụ của Đệ nhất Phu nhân "sớm nhất có thể".

"Tôi bị đau nhức cơ thể, ho, đau đầu và gần như luôn cảm thấy mệt mỏi. Tôi chọn phương pháp điều trị tự nhiên hơn thông qua bổ sung vitamin và thực phẩm lành mạnh", bà Melania cho biết thêm.

Sau khi xác nhận bản thân và vợ dương tính với COVID-19 vào ngày 2/10, Tổng thống Trump đã điều trị ba ngày tại Bệnh viện Quân y Quốc gia Walter Reed.

Để điều trị bệnh, ông Trump đã tiếp nhận liệu pháp kháng thể kép đang được thử nghiệm do Regeneron Pharmaceuticals và Gilead Sciences điều chế. Ngoài ra, ông Trump còn dùng thêm thuốc kháng viêm dexamethasone.

Bà Melania Trump cho biết: "Theo một cách nào đó, tôi mừng khi ba người chúng tôi nhiễm COVID-19 cùng lúc, chúng tôi có thể chăm sóc lẫn nhau và dành thời gian cho gia đình".

Sau khi ông Trump và vợ nhiễm COVID-19, hàng chục cố vấn, nhân viên Nhà Trắng và một số chính trị gia khác liên quan đến ông Trump cũng xác nhận dương tính với virus như cựu cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway, Thượng nghị sĩ Mike Lee, Giám đốc chiến dịch tranh cử Bill Stepien, Thư kí báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany,...

Trong giai đoạn ngày 1-8/10 năm nay, doanh số hàng miễn thuế ở tỉnh đảo Hải Nam đã nhảy vọt gần 150% so với cùng kì năm ngoái, đạt mức 1,04 tỉ nhân dân tệ (tương đương 155 triệu USD).

Cơ quan hải quan địa phương còn cho biết số lượt khách du lịch đến Hải Nam tăng hơn 40% lên 146.800.

Ngoài ra, người tiêu dùng Trung Quốc cũng tăng mua hàng ngoại trên mạng. Trong 7 ngày đầu tiên của tháng 10, tổng doanh số bán hàng trên Tmall Global, nền tảng thương mại điện tử chính của Alibaba dành cho các thương hiệu quốc tế, đã tăng 79% so với cùng kì năm ngoái.

Doanh thu kì nghỉ lễ tăng tốt

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, trong kì nghỉ Tuần lễ vàng năm nay, doanh số trung bình theo ngày cho mảng bán lẻ và thực phẩm - đồ uống cao hơn 4,9% so với cùng kì năm ngoái. Theo đó, tổng doanh thu trong giai đoạn này đạt 1.600 tỉ nhân dân tệ (gần 237 tỉ USD).

Trong Tuần lễ vàng 2020, người dân Trung Quốc vừa ăn mừng Tết Trung thu truyền thống, vừa kỉ niệm ngày Quốc khánh. Theo CNBC, đây là kì nghỉ lễ lớn cuối cùng trong năm của Trung Quốc.

Trung Quốc chưa nên vội mừng dù chi tiêu trong Tuần lễ vàng khả quan - Ảnh 1.

Người dân Trung Quốc tập trung đông nghẹt tại Vạn Lí Trường Thành trong kì nghỉ Tuần lễ vàng. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Dữ liệu cho thấy người tiêu dùng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới rõ ràng vẫn có tiền để chi tiêu, ngay cả khi Trung Quốc nói chung còn đang phục hồi sau cú sốc kinh tế mà đại dịch COVID-19 gây ra. Trong nửa đầu năm ngoái, các báo cáo chính thức cho biết du khách Trung Quốc đã chi 127,5 tỉ USD ở nước ngoài.

Ông Jianguang Shen, nhà kinh tế trưởng tại JD Digits (một đơn vị được tách ra từ công ty thương mại điện tử JD.com), cho hay phần lớn khách du lịch Trung Quốc đến từ tầng lớp trung lưu, ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch hơn. Hiện tại, nhóm này đang chi rất nhiều cho các sản phẩm xa xỉ.

Ông Shen nói thêm, tăng trưởng nhu cầu trong nước khiến giá nhiều sản phẩm như dịch vụ lưu trú khách sạn, thiết bị nhà bếp, nhạc cụ và phụ kiện xe hơi tăng lên.

Tiêu dùng và chế tạo đang bắt kịp

Trip.com, một công ty tư vấn du lịch, cho biết tổng giá trị giao dịch (GMV) đặt phòng khách sạn trong tháng 10 tăng hơn hai lần so với tháng trước. Các khách sạn 4 và 5 sao chiếm gần một nửa số lượng yêu cầu đặt phòng.

Ngoài ra, nhiều người cũng chọn các kì nghỉ lễ dài hơn, do đó số lượng khách lưu trú trong 7 ngày liên tiếp của Tuần lễ vàng đã tăng khoảng 70% so với một tháng trước.

"Rõ ràng tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng dịch vụ, đang phục hồi", nhà kinh tế Larry Hu của công ty tư vấn Macquarie nhận định.

"Tín hiệu từ Tuần lễ vàng rất quan trọng vì đà phục hồi trong những tháng tới phải phụ thuộc nhiều vào tiêu dùng. Cho đến nay, mô hình phục hồi hình chữ V của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi lĩnh vực bất động sản, cơ sở hạ tầng và xuất khẩu, ba ngành này chiếm 50% qui mô nền kinh tế", ông Hu lập luận.

"Với các thay đổi chính sách gần đây, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc có thể sớm đạt đỉnh hoặc đã đạt đỉnh. Thật vui mừng khi nửa còn lại của nền kinh tế, gồm hai lĩnh vực tiêu dùng và đầu tư chế tạo, đang bắt kịp", nhà phân tích Larry Hu nhấn mạnh.

Ông Hu dự đoán doanh số bán lẻ tháng 10 có thể tăng 3 - 4% so với cùng kì năm trước.

Chưa nên vội mừng

Hoạt động du lịch nước ngoài của người dân Trung Quốc đã chững lại do tốc độ tăng trưởng kinh tế chung đi xuống. Năm nay, dữ liệu về kì nghỉ Tuần lễ vàng cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang phục hồi từ cú sốc COVID-19.

Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho biết trong 8 ngày đầu tháng 10, có khoảng 637 triệu lượt khách đi du lịch trong nước và chi tiêu 466,56 tỉ nhân dân tệ. Tuy nhiên, con số này vẫn còn kém số liệu năm ngoái (782 triệu lượt khách và 649,71 tỉ nhân dân tệ chi tiêu).

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc, mức tăng trưởng doanh số bán lẻ gần 5% trong Tuần lễ vàng năm nay cũng thấp hơn tốc độ 8,5% của cùng kì năm trước. Vào Tuần lễ vàng năm 2019, chỉ riêng mảng bán lẻ đã ghi nhận doanh thu 1.520 tỉ nhân dân tệ.

Chi tiêu của người tiêu dùng trong kì nghỉ lễ tăng chưa chắc đã tạo kích thích đồng đều cho các nền tảng mua sắm.

Lượng người dùng hàng ngày của trang web mua sắm theo nhóm Pinduoduo tăng trong Tuần lễ vàng so với mức trung bình hồi tháng 9, CNBC trích dữ liệu từ công ty phát triển ứng dụng Aurora Mobile cho hay.

Phân tích trên cho thấy mức tăng trưởng của các ứng dụng chia sẻ video, streaming Kuaishou và Douyin (phiên bản nội địa của TikTok). Tuy nhiên, dữ liệu cũng cho thấy lượng người dùng hoạt động trung bình hàng ngày trên JD.com và Taobao cùng Tmall của Alibaba giảm nhẹ trong cùng giai đoạn.

Thách thức lớn nhất đối với quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc là đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Ngay cả khi tăng trưởng kinh tế chung phục hồi, tỉ lệ người dùng mạng Trung Quốc kiếm từ 2.000 nhân dân tệ/tháng trở xuống tăng từ 39% hồi tháng 3 lên 43,2% vào tháng 6 vừa qua, theo phân tích của CNBC từ dữ liệu của Trung tâm Thông tin Mạng lưới Internet Trung Quốc.

Còn nhóm lao động kiếm từ 1.000 nhân dân tệ/tháng trở xuống chiếm 21% tổng lượng người dùng mạng của Trung Quốc trong tháng 6, tăng nhẹ so với hồi tháng 3.

Trong khi đó, tỉ lệ người dùng mạng thuộc phân khúc thu nhập cao (tức từ 8.000 nhân dân tệ/tháng trở lên) lại giảm từ 13,3% hồi tháng 3 xuống 11,5% trong tháng 6.

Xem ngay diễn biến tin tức thế giới mới nhất trong ngày. Cũng với những tin vắn thời sự của những quốc gia kinh tế hàng đầu thế giới mới nhất.

Diễn biến tình hình chính trị, kinh tế, quân sự mới nhất của các cường quốc thế giới như: Mỹ, Nga, Trung Quốc,..

Tin thế giới ngày hôm nay có gì?

Ngày 26/8, Tổng thống Trump cho biết ông muốn bản thân và ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden xét nghiệm ma túy trước cuộc tranh luận đầu tiên vào tháng 9 do lo ngại thành tích vừa qua của ông Biden là nhờ ma túy.

Theo Fox News, Tổng thống Trump (74 tuổi) không đưa ra bằng chứng để củng cố cho cáo buộc mới cũng như không nêu ra loại ma túy mà ông nghĩ đối thủ Biden (77 tuổi) đang sử dụng.

Tuy nhiên, ông Trump lập luận rằng so với các cuộc tranh luận trong quá khứ, ông Biden đã có nhiều cải thiện rõ rệt trong màn đối đầu ngày 15/3 với Thượng nghị sĩ Bernie Sanders.

"Chúng tôi sẽ kêu gọi xét nghiệm ma túy", ông Trump tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với tờ Washington Examiner tại Phòng Bầu dục.

"Ông Biden không phải là cựu Thủ tướng Winston Churchill và đó là một cuộc tranh luận bình thường, nhàm chán. Tuy nhiên, không gì là không thể xảy ra. Tôi không biết làm sao ông ta [ứng viên Biden] lại kém cỏi trong các cuộc tranh luận đến thế và sau đó đột nhiên lấn lướt ông Sanders", ông Trump nói tiếp.

Cựu Thủ tướng Churchill là gương mặt của nước Anh trong Thế chiến II. Ông Churchill được cho là liên tục uống amphetamin (chất kích thích làm tăng tỉnh táo và độ tập trung) để có thể đảm đương lượng công việc đồ sộ trong cuộc chiến.

Khi được gợi ý đưa ra bằng chứng cho cáo buộc ông Biden dùng ma túy để cải thiện năng lực tranh luận, ông Trump cho hay ông không nắm giữ thông tin nào và đó là suy đoán hoàn toàn dựa trên quan sát của riêng ông.

Ông Trump đề nghị xét nghiệm ma túy trước khi tranh luận vì nghi ngờ thành tích của ông Biden - Ảnh 2.

Tổng thống Trump (trái) và đối thủ Joe Biden (phải). (Ảnh: New York Times)

"Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi phán đoán khá tốt. Tôi theo dõi và quan sát ông Biden trong các cuộc tranh luận với đủ nhân vật khác nhau. Ông ta gần như không có năng lực, thậm chí là bất tài. Nhưng đến khi tranh luận cùng Thượng nghị sĩ Bernie Sander, ông ta lại nói năng bình thường", ông Trump lí giải.

"Tôi phải tự hỏi, làm sao chuyện này xảy ra được?", ông Trump chia sẻ với phóng viên của tờ Washington Examiner.

Chiến dịch tranh cử của ông Biden phản bác, khẳng định cựu Phó Tổng thống Mỹ không sử dụng bất kì loại ma túy nào trong các cuộc tranh luận và cáo buộc ông Trump là kẻ đối trá.

"Chúng tôi hiểu màn thể hiện tốt của ông Biden là rất khó tin với Tổng thống Trump, tuy nhiên ông Biden có thể phát biểu một cách thành thật mà không cần tiêm một loại thuốc kích thích sự thật nào, khác với kẻ dối trá như ông Trump", ông Andrew Bates - phát ngôn viên cho nhóm vận động tranh cử của ông Biden, chia sẻ với Fox News.

Từ lâu, ông Biden nổi tiếng vì thường mắc lỗi diễn đạt và nói lắp. Chiến dịch tranh cử của ông Trump đã tấn công vào điểm yếu của ông Biden thông qua các video và ảnh chế trên mạng.

Trong những tháng đầu của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng lần ba, ông Biden thường có các màn tranh luận hay dở thất thường ở các bang như Iowa và New Hampshire.

Thành tích không đồng đều của ông Biden dẫn đến nhiều mẩu chuyện thêu dệt về cựu Phó Tổng thống Mỹ và khiến ông Trump liên tục công kích sức khỏe tinh thần của ông Biden.

Tuy nhiên, kể từ đó, ông Biden đã nhận được nhiều lời khen ngợi cho màn tranh luận trước Thượng nghị sĩ Sanders vào tháng 3 và gần đây là bài phát biểu tại đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ tuần trước.

Một số chiến lược gia chính trị cho rằng bài phát biểu của ông Biden có thể thu hút lời khen ngợi từ các nhà bình luận theo phe tự do và bảo thủ một phần là nhờ các cuộc tấn công của ông Trump, vì công chúng đã giảm bớt kì vọng vào màn trình diễn của ông Biden.