|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nhu cầu (Need) là gì? Ứng dụng việc tìm hiểu trong quản trị kinh doanh

12:18 | 09/10/2019
Chia sẻ
Nhu cầu (tiếng Anh: Need) là cái tất yếu tự nhiên, nó là thuộc Tính tâm lí của con người, là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển.
need

Hình minh hoạ (Nguồn: guidetoenglish)

Nhu cầu

Khái niệm 

Nhu cầu trong tiếng Anh được gọi là Need.

Nhu cầu là cái tất yếu tự nhiên, nó là thuộc Tính tâm của con người, là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển.

A.G. Covaliop đã từng nói: "Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau, muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển".

Nhu cầu là nguồn gốc của Tính tích cực, hoạt động đó chính là động cơ thúc đẩy con người hoạt động. 

Lênin đã từng nói: "Giải quyết nhu cầu chính đáng cho mỗi con người đó không những chỉ là mục tiêu liên kết các thành viên trong tập thể mà còn là động lực để phát triển tập thể".

Đặc điểm 

Nhu cầu phát triển theo các bước tuần tự hay nhảy vọt tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể của từng người, nhưng không bao giờ dừng lại, không bao giờ thỏa mãn. 

Tục ngữ có câu: "Được voi đòi tiên" là để chỉ sự phát triển vô tận của nhu cầu và lòng ham muốn.

Nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú. Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì con người cảm thấy sảng khoái, dễ chịu, phấn chấn. Trái lại, nếu nhu cầu không được thỏa mãn thì con người cảm thấy chán nản, khó chịu, bực bội.

Nhu cầu của con người gắn liền với sự phát triển của sản xuất, xã hội và sự phân phối giá trị vật chất cũng như tinh thần.

Nhóm nhu cầu

Hai nhóm nhu cầu cơ bản

- Nhu cầu tự nhiên (hay nhu cầu sinh , vật chất):

Loại nhu cầu này chủ yếu do bản năng sinh ra, có cả ở con người và động vật. Tuy nhiên, những nhu cầu tự nhiên này ở con người đã được xã hội hóa. Nhu cầu tự nhiên bao gồm: Nhu cầu ăn, mặc ở, nhu cầu an toàn trong sản xuất, trong đời sống thường ngày...

+ Đặc điểm của nhóm nhu cầu này là:

Nhu cầu tự nhiên thường có giới hạn về lượng và có Tính chu kì rõ rệt, có nghĩa là nhu cầu nào đó của nhóm này thỏa mãn không phải là nó chấm dứt (Ăn no rồi nhưng sau một thời gian lại thấy đói). 

Tính chu kì này là do sự biến đổi theo Tính chu vốn có của cơ thể và môi trường xung quanh.

Sự căng thẳng càng mạnh thì cường độ càng lớn, nhưng khi thỏa mãn đến đỉnh cao thì lại cảm thấy chán nản, mệt mỏi. 

Ví dụ: Khi đói thì rất muốn ăn nhưng khi đã no rồi thì nhìn thấy thức ăn lại chán...

- Nhu cầu xã hội (Nhu cầu tinh thần):

Nhu cầu xã hội chủ yếu do tâm tạo nên, nói lên bản chất xã hội của con người. 

Nhu cầu loại này bao gồm: Nhu cầu lao động, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu tình cảm, nhu cầu học tập, nhu cầu về sự công bằng, nhu cầu được đánh giá và đánh giá một cách chân thực, nhu cầu thể hiện và tự thể hiện mình...

+ Đặc điểm của nhóm nhu cầu này là :

Khó đo lường và không có giới hạn

Những nhu cầu này thường sâu và bền

Sự phân chia ra hai loại nhu cầu tự nhiên và xã hội chỉ có Tính tương đối do Tính tổng hợp của tâm con người mà các nhu cầu nói trên không thể tách riêng biệt với nhau. Trong mỗi nhu cầu đều chứa đựng cả yếu tố tự nhiên và xã hội. 

Lấy nhu cầu ăn làm ví dụ. Đứng dưới góc độ là một nhu cầu tự nhiên thì đó chỉ là ăn sao cho no, ăn cái gì nhưng con người còn đòi hỏi ăn như thế nào, ăn ở đâu, với ai... đó chính là nhu cầu xã hội.

Ứng dụng

Ứng dụng của việc tìm hiểu nhu cầu

Như vậy, con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau, song trong một doanh nghiệp các nhân viên dưới quyền đều có những nhu cầu khá ổn định sau đây mà nhà quản trị phải quan tâm:

- Nhu cầu có một cuộc sống kinh tế ổn định, thu nhập ngày càng cao, điều kiện sinh hoạt và làm việc ngày càng tốt.

- Nhu cầu công bằng xã hội: Nếu không giải quyết tốt vấn đề này sẽ gây ra các mâu thuẫn trong doanh nghiệp. Công bằng thể hiện trên các mặt: Phân phối phúc lợi tập thể, trọng người tài, công bằng trong sử dụng người, học tập, tự do...

- Nhu cầu tự do: Nhu cầu này phát triển cùng với sự phát triển của trình độ nhận thức con người. 

Nhu cầu này thể hiện: Con người luôn mong muốn tự do lựa chọn công việc, nơi làm việc để tự khẳng định mình, được độc lập làm theo trách nhiệm của mình, tự do tư tưởng (bao gồm cả tự do Tín ngưỡng).

- Nhu cầu có gia đình hạnh phúc: Người lao động chỉ toàn tâm, toàn ý với công việc khi họ có gia đình hạnh phúc. 

Bản thân nhà quản trị cũng phải luôn quan tâm, xây dựng gia đình mình sao cho hạnh phúc, sống có nề nếp gia phong thì mới mong lãnh đạo được người khác (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ).

- Nhu cầu có những nhà quản lí, lãnh đạo vừa có tài, vừa có đức.

(Tài liệu tham khảo: Đặc điểm và các qui luật tâm lí cá nhân trong quản trị kinh doanh, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

Diệu Nhi