Nhìn sự bùng nổ của Grab và Go-Jek, Uber nên tiếc vì tự rút khỏi ‘mỏ vàng’ ở Đông Nam Á
Bloomberg nhận định, bắt đầu chỉ là "bản sao" của Uber, công ty tiên phong trong lĩnh vực gọi xe của Mỹ, tuy nhiên, những việc mà Go-Jek và GrabTaxi thể hiện cho thấy họ đã có những bước đi xa hơn nhiều.
Không chỉ lĩnh vực gọi xe phát triển mạnh, hai công ty đã trở thành siêu ứng dụng đáp ứng hàng loạt nhu cầu người dùng, từ thanh toán đến giao đồ ăn, hay tìm người dọn dẹp nhà, mua vé xem phim, đặt phòng khách sạn. Chiến lược đó đưa họ trở thành hai "kỳ lân" giá trị nhất Đông Nam Á.
"Người anh cả" Uber kỳ vọng thu về 84 tỉ USD vào thời điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO). Đây có thể là vụ IPO lớn nhất nước Mỹ năm 2019. Uber đã quay lưng với "mỏ vàng" khi bán hoạt động kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á cho Grab vào năm ngoái. So với Mỹ, các thị trường mới nổi có tiềm năng lớn hơn nhiều trong lĩnh vực gọi xe.
Để hiểu tiềm năng của thị trường gọi xe, chúng ta cần xem xét cung và cầu.
Đầu tiên, công ty có mang đến mức thu nhập đủ tốt để thu hút tài xế? Thứ hai, vì sao người dùng muốn sử dụng dịch vụ gọi xe, thay vì sở hữu một chiếc xe hơi hay sử dụng các phương thức vận chuyển khác.
Trong cả hai vấn đề cung và cầu, thị trường Mỹ không thể hiện điểm mạnh.
Thu nhập ròng trung bình theo giờ của tài xế nước Mỹ vào khoảng 12 USD, cao hơn khoảng 67% so với mức lương tối thiểu của liên bang là 7,25 USD, theo ước tính của HSBC Holdings. Trong khi ở các nước đang phát triển, thu nhập của tài xế là bội số của mức lương tối thiểu.
Về phía hành khách, nếu như bạn có ý định du lịch hơn 685 dặm (1.100 km) mỗi năm ở Mỹ, thì tốt nhất bạn nên mua một chiếc xe hơi thay vì bắt xe.
Thị trường Indonesia, đại diện cho các nước ở Đông Nam Á, cho thấy viễn cảnh hoàn toàn khác.
Tài xế Grab và Go-Jek. Ảnh: Nikkei.
Nhờ ứng dụng gọi xe, hàng triệu người lần đầu tiên tham gia vào lực lượng lao động. Một cuộc khảo sát gần đây được đăng tải trên Jakarta Post cho thấy, khoảng 1/3 tài xế Go-Jek và Grab không có thu nhập trước khi làm tài xế.
Về phía khách hàng, chỉ có những người giàu mới có thể mua xe hơi ở Indonesia, quốc gia có tỉ lệ tiếp cận tín dụng tiêu dùng thấp và các khoản nợ gia đình chỉ chiếm 10% GDP. Trong khi đó, hệ thống giao thông công cộng nhanh vận hành vào tháng 3 không đủ để phục vụ đô thị 10 triệu dân này.
Đối với các nhà đầu tư, ác mộng là khi các ứng dụng gọi xe "rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan kinh điển của người tù" do tham gia vào cuộc đua đốt tiền "khô máu", dẫn đến triệt liêu lợi nhuận. Ở Mỹ, cả Uber và đối thủ Lyft cũng rơi vào cuộc tình thế tương tự, mặc dù cả hai đều có thể có lợi nhuận tốt hơn nếu chia sẻ lợi ích độc quyền. Lôi kéo người dùng không phải việc khó bởi dịch vụ nào rẻ hơn tại từng thời điểm thì họ lựa chọn, cũng không trở ngại nào ngăn cả tài xế đăng kí nhiều ứng dụng cùng lúc.
Trong khi đó, "siêu ứng dụng" Grab hay Go-Jek ở thị trường Đông Nam Á đều có thể khiến tài xế gắn bó mà không cần đến trợ cấp.
Vào khung giờ cao điểm, tài xế chạy xe chở khách. Nhu cầu di chuyển thấp không phải điều đáng lo. Tài xế có thể chuyển sang giao đồ ăn cho khách hàng khi gần đến giờ ăn trưa. Vào buổi chiều, họ có thể giao hàng tạp hoá trước khi tiếp tục chở khách vào giờ tan tầm.
Bên cạnh đó, các chương trình tích điểm thưởng giúp ứng dụng xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Hiện tại, Grab đã cung cấp điểm để khách hàng có thể chi tiêu bằng điểm thưởng trên ứng dụng.
Grab và Go-Jek đã và đang phát triển hàng loạt dịch vụ xung quanh dịch vụ gọi xe, từ giao đồ ăn, thanh toán hoá đơn, mua hàng tạp hoá, cung ứng nông sản.
Tuy nhiên, rất khó để Uber và Lyft tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ như vậy ở thị trường Mỹ, nơi người dân thường xuyên mua sắm trên Amazon.
Xe tự lái đường như là hy vọng lớn nhất của Uber khi "từ khoá" này xuất hiện với tần suất gần 100 lần trong bản cáo bạch IPO. Nhưng, câu hỏi đặt ra cho Uber là liệu người dùng đã sẵn sàng để ngồi trên những chiếc xe tự lái hay chưa?
Giới quan sát có thể thấy những "kỳ lân" Châu Á có con đường khả thi hơn để tìm kiếm mức lợi nhuận tốt hơn Uber, Lyft.
Uber từng tuyên bố việc rời khỏi Đông Nam Á sẽ cho phép công ty tăng trưởng gấp đôi, nhưng trên thực tế, họ đã có thể có triển vọng tốt hơn nếu như không bỏ cuộc mà tiếp tục chinh chiến trên đường phố của Jakarta.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/