|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nguồn hàng là gì? Phân loại và vai trò

11:31 | 23/09/2019
Chia sẻ
Nguồn hàng là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp đã và có khả năng huy động trong kì kế hoạch.
photo_verybig_198503

Hình minh hoạ (Nguồn: novinite)

Nguồn hàng

Khái niệm

Nguồn hàng tạm dịch sang tiếng Anh là source of goods.

Nguồn hàng là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp đã và có khả năng huy động trong kế hoạch.

Phân loại nguồn hàng

- Theo nguồn gốc của hàng hóa: nguồn hàng sản xuất trong nước, nguồn hàng nhập khẩu và nguồn hàng tồn kho.

- Theo phạm vi địa : nguồn hàng trong tỉnh, trong vùng; ngoài tỉnh ngoài vùng; nguồn hàng từ nước ngoài.

- Theo vai trò của nguồn hàng: nguồn hàng chính, nguồn bổ sung.

- Theo mặt hàng kinh doanh: nguồn sắt thép, xi măng, hóa chất, vật liệu xây dựng.

- Theo hình thức tạo nguồn: nguồn hàng tự sản xuất, liên doanh liên kết nguồn hàng của cấp trên, nguồn tự mua và khai thác... ngoài ra tùy từng loại hàng hóa còn có các cách phân loại khác.

Vai trò

Vai trò của nguồn hàng trong hoạt động kinh doanh

- Là hoạt động nghiệp vụ mở đầu của lưu thông hàng hóa, hoạt động tạo nguồn mua hàng là điều kiện để doanh nghiệp có thể kinh doanh được, bảo đảm đầy đủ kịp thời cho khách hàng, hạn chế hiện tượng thừa thiếu hàng hóa và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nguồn hàng là một điều kiện quan trọng để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, bảo đảm chữ tín với khách hàng.

- Tạo nguồn và mua hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giúp cho hoạt động kinh doanh thương mại tiến hành thuận lợi, kịp thời, đẩy mạnh được tốc độ lưu chuyển hàng hóa, rút ngắn được thời gian lưu thông hàng hóa (T–H–T).

Vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán hàng nhanh, thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo uy tín với khách hàng, bảo đảm cho doanh nghiệp thực hiện được việc cung ứng hàng hóa liên tục, ổn định, không bị đứt đoạn.

- Tạo nguồn và mua hàng làm tốt góp phần cân đối cụ thể giữa cung và cầu, giúp cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo đảm tính ổn định, chắc chắn, hạn chế được sự bấp bênh.

Đặc biệt hạn chế được tình trạng thừa, thiếu, hàng ứ đọng, chậm luân chuyển, hàng kém mất phẩm chất, hàng không hợp mốt, hàng không bán được... vừa gây chậm trễ, khó khăn cho khâu dự trữ và bán hàng, vừa ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tạo nguồn và mua hàng làm tốt còn có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh doanh ở đầu ra, giúp cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp thuận lợi. 

Thu hồi được vốn nhanh, có tiền bù đắp các khoản chi phí kinh doanh, có lợi nhuận để mở rộng và phát triển kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước (thuế) và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trong điều kiện canh tranh gay gắt công tác tạo nguồn mua hàng còn là phương tiện cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh, thực hiện văn minh thương mại, giúp doanh nghiệp hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế.

(Tài liệu tham khảo: Tạo nguồn, mua hàng và dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi