|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Người khởi sự kinh doanh (Entrepreneur) là gì? Tư chất và hành trang

14:05 | 15/10/2019
Chia sẻ
Người khởi sự kinh doanh (tiếng Anh: Entrepreneur) được định nghĩa là người tổ chức hoặc quản trị các doanh nghiệp, đặc biệt các công việc kinh doanh có nhiều rủi ro và sự không chắc chắn.
What-Is-The-Best-Time-In-History-To-Become-An-Entrepreneur-770x500

Hình minh hoạ (Nguồn: yodlee)

Người khởi sự kinh doanh

Khái niệm

Người khởi sự kinh doanh trong tiếng Anh được gọi là Entrepreneur.

Trong từ điển Webster Dictionary, người khởi sự kinh doanh được định nghĩa là người tổ chức hoặc quản trị các doanh nghiệp, đặc biệt các công việc kinh doanh có nhiều rủi ro và sự không chắc chắn.

Bird (1988) định nghĩa người khởi sự kinh doanh là người bắt đầu (hoặc tạo dựng) một công việc kinh doanh mới. 

MacMillan và Katz (1992) cho rằng người khởi sự kinh doanh là người kiếm tiền bằng cách bắt đầu hoặc quản trị công việc kinh doanh có tính rủi ro. 

Người khởi sự kinh doanh là người tạo dựng doanh nghiệp mới và phát triển kinh doanh, họ năng động trong các hoạt động kinh tế, quản trị các thay đổi về kĩ thuật và tổ chức trong doanh nghiệp, tạo dựng văn hóa đổi mới và học tập trong doanh nghiệp. 

Như vậy trong đề tài này, người khởi sự kinh doanh là cá nhân tạo dựng công việc kinh doanh mới. 

Tư chất của một doanh nhân thành đạt

Theo tổng kết rất đa dạng tuy nhiên một số tư chất sau đây thường được quan tâm đề cao:

- Thứ nhất, lòng tự tin: Sự bình thản trước mọi biến cố có thể xảy ra; Tính độc lập trong suy nghĩ và quyết định; Có tinh thần luôn lạc quan trong cuộc sống. 

- Thứ hai, có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành để đạt tới kết quả đã dự tính: Ý chí muốn thành công; Ý thức suy tính tới lợi nhuận; Tính bền bỉ, kiên trì và kiên quyết; Có nghị lực, có sức làm việc lớn, hoạt bát và có sáng kiến. 

- Thứ ba, năng khiếu chịu mạo hiểm. Chỉ dám chịu mạo hiểm, người lãnh đạo mới: Dám "lái" con thuyền doanh nghiệp vào nơi chưa biết sẽ hiểm nguy ở mức độ nào; Có thể thu hái lợi nhuận và đi đến thành công; Mới dám đưa ra các quyết định táo bạo khi cần; Không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. 

- Thứ tư, năng khiếu chỉ huy. Để hoàn thành sứ mệnh người lái thuyền, cần có năng lực chỉ huy người khác: Thoải mái trong các quan hệ với người khác; Có năng khiếu biết lợi dụng những gợi ý và chỉ trích của người khác; Có cách ứng xử của người thủ lĩnh. 

- Thứ năm, năng khiếu đặc biệt. Chủ doanh nghiệp khởi sự cần có các năng khiếu đặc biệt gắn với kinh doanh. Năng khiếu đặc biệt này thể hiện ở: Tính nhạy cảm với cái mới; Khả năng đổi mới, tính sáng tạo; 

Tính linh hoạt cao, sẵn sàng nhận biết và thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh; Tháo vát trong cuộc sống; Khả năng thích ứng với sự biến đổi của xung quanh; Năng khiếu thu thập thông tin. 

- Thứ sáu, biết lo về tương lai. Chủ doanh nghiệp muốn thành công thì phải biết lo xa, có tầm nhìn dài hạn về tương lai: Mới giúp người chủ doanh nghiệp tính toán cẩn thận và phòng tránh những bất trắc có thể; Muốn vậy: cần có tri thức, có kiến thức khoa học cần thiết như dự báo, hoạch định chiến lược,... 

Nếu bạn đã có sẵn các đức tính mô tả "mẫu người 4D": Khát vọng; Động lực; Kỉ luật; Quyết tâm. 

Bạn đã có tương đối đủ "tố chất" của chủ doanh nghiệp. Nếu còn thiếu, không có cách nào khác là bạn phải tự rèn luyện mình. Chuẩn bị các kiến thức cần thiết:

Chuẩn bị trở thành người chủ doanh nghiệp

- Thứ nhất, bạn phải chuẩn bị cho mình các kiến thức kinh doanh cần thiết. Các kiến thức của bạn liên quan đến sản phẩm - thị trường, khách hàng, bạn hàng, cung ứng nguồn lực,…

Đặc điểm của các kiến thức này: Không có ngay từ khi mới sinh; Đều có thể học ở các trường đào tạo hoặc tự học trong cuộc đời; Học tập ở các trường đào tạo ngắn hơn và căn bản hơn; Tự học thường dài hơn song có thể tạo độ nhanh nhạy cao hơn.

Người sẽ lập nghiệp phải tự đánh giá mình còn thiếu kiến thức gì, cần học ở đâu, học khi nào để chuẩn bị sẵn. 

- Thứ hai, chuẩn bị các kiến thức quản trị cần thiết. Kiến thức rất đa dạng. Người lập nghiệp phải biết mình đã có gì, ở mức độ nào, cái gì mình thiếu, chưa có, cái gì mình còn đang có ở trình độ khiêm tốn, cần bổ sung. 

Không có nghĩa là bạn phải có ngay mà phải chuẩn bị dần dần. Cần xác định: Tối thiểu mình cần biết gì và phải đáp ứng trước khi khởi sự; Còn lại: có thể bổ sung, tìm kiếm sự "hỗ trợ" bằng con đường sử dụng nhân lực.

(Tài liệu tham khảo: Tổng hợp các nghiên cứu lí thuyết về tiềm năng khởi sự kinh doanh, Đại học Duy Tân)

Diệu Nhi

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.