Ngang bằng lãi suất bảo đảm (Covered Interest Rate Parity - CIP) là gì?
Ngang bằng lãi suất bảo đảm
Khái niệm
Ngang bằng lãi suất bảo đảm, tiếng Anh gọi là covered interest rate parity, viết tắt là CIP.
Ngang bằng lãi suất bảo đảm là trạng thái trên lí thuyết mà trong đó mối quan hệ giữa lãi suất với giá trị giao ngay và kì hạn của hai đồng tiền là cân bằng.
Trạng thái ngang bằng lãi suất bảo đảm nghĩa là không có cơ hội kinh doanh chênh lệch giá bằng hợp đồng kì hạn, điều mà thường xuất hiện giữa các quốc gia có lãi suất khác nhau.
Công thức cho ngang bằng lãi suất bảo đảm
Dưới điều kiện bình thường, đồng tiền có lãi suất thấp hơn thường giao dịch với thặng dư tỷ giá kì hạn trên đồng tiền có lãi suất cao hơn.
Hiểu rõ hơn về ngang bằng lãi suất bảo đảm
Ngang bằng lãi suất bảo đảm là tình trạng phi kinh doanh chênh lệch giá có thể được sử dụng tại thị trường ngoại hối để xác định tỷ giá kì hạn.
Tình trạng này cũng cho rằng nhà đầu tư có thể phòng vệ rủi ro tỷ giá hoặc các biến động tỷ giá không mong muốn (bằng hợp đồng kì hạn). Kết quả là rủi ro tỷ giá được coi là đã được "bảo đảm".
Ngang bằng tỷ giá có thể xuất hiện tại một thời điểm, nhưng không có nghĩa là nó sẽ kéo dài. Lãi suất và tỷ giá luôn thay đổi.
Ví dụ về cách sử dụng ngang bằng tỷ giá bảo đảm
Giả sử đồng tiền của quốc gia X đang được giao dịch theo cặp với đồng tiền của quốc gia Z. Nhưng lãi suất hàng năm của quốc gia X là 6% còn lãi suất tại quốc gia Z là 3%. Mọi yếu tố còn lại đều bằng nhau, thì điều nên làm là vay tiền tại quốc gia Z, chuyển đổi nó thành đồng tiền của quốc gia X tại thị trường giao ngay sau đó đầu tư số tiền thu được vào quốc gia X.
Tuy nhiên, để thanh toán khoản vay đồng tiền Z thì người ta phải thực hiện một hợp đồng kì hạn để chuyển đổi đồng tiền X trở lại thành đồng tiền Z. Ngang bằng lãi suất bảo đảm xuất hiện khi tỷ giá kì hạn để chuyển đổi đồng X thành đồng Z làm mất hết lợi nhuận có được từ giao dịch trước.
(Theo Investopedia)