|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nền kinh tế thị trường mới nổi (Emerging Market Economy) là gì? Các đặc điểm

10:09 | 11/11/2019
Chia sẻ
Nền kinh tế thị trường mới nổi (tiếng Anh: Emerging Market Economy) là nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển đang ngày càng hội nhập với các thị trường toàn cầu. Một số nền kinh tế thị trường mới nổi đáng chú ý là Ấn Độ, Mexico, Nga, Pakistan.
194-1943673_graphic-icon-of-a-line-graph-moving-upward

Hình minh họa. Nguồn: trzcacak

Nền kinh tế thị trường mới nổi

Khái niệm

Nền kinh tế thị trường mới nổi trong tiếng Anh là Emerging Market Economy.

Nền kinh tế thị trường mới nổi là nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển đang ngày càng hội nhập với các thị trường toàn cầu. Các quốc gia được xếp hạng là nền kinh tế thị trường mới nổi là những nước có một số (nhưng không phải tất cả) đặc điểm của một thị trường phát triển. 

Khi nền kinh tế thị trường mới nổi phát triển thường trở nên hòa nhập hơn với nền kinh tế toàn cầu, thể hiện qua việc tăng tính thanh khoản của thị trường vốn và thị trường nợ trong nước, tăng khối lượng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, và sự phát triển của các tổ chức tài chính và pháp lí hiện đại trong nước. 

Hiện tại, một số nền kinh tế thị trường mới nổi đáng chú ý bao gồm Ấn Độ, Mexico, Nga, Pakistan và Saudi Arabia.

Điều quan trọng nhất một nền kinh tế thị trường mới nổi thường đang chuyển từ một nền kinh tế tiền công nghiệp, kém phát triển, thu nhập thấp sang một nền kinh tế công nghiệp hiện đại với mức sống cao hơn.

Đặc điểm của nền kinh tế thị trường mới nổi 

Các thị trường mới nổi thường không có những tổ chức điều tiết và quản lí thị trường đạt được mức độ phát triển giống như trong các nước phát triển.

Hiệu quả thị trường và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kế toán và chứng khoán ở các thị trường mới nổi nói chung không bằng các nền kinh tế tiên tiến (như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản), các thị trường này vẫn có cơ sở hạ tầng tài chính bao gồm ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán và đồng tiền thống nhất trong nước.

Một khía cạnh quan trọng của các nền kinh tế thị trường mới nổi là chúng dần áp dụng các cải cách và thể chế giống như các nước phát triển hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các nền kinh tế thị trường mới nổi có xu hướng giảm dần hoạt động khai thác tài nguyên và nông nghiệp, tập trung vào các hoạt động công nghiệp và sản xuất. Các nền kinh tế thị trường mới nổi thường theo đuổi những chiến lược công nghiệp và thương mại có chủ đích để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa.

Xếp hạng nền kinh tế thị trường mới nổi

Các chuyên gia khác nhau phân loại các nền kinh tế thị trường mới nổi theo những cách khác nhau. Mức thu nhập, chất lượng của hệ thống tài chính và tốc độ tăng trưởng là những tiêu chí phổ biến được sử dụng, nhưng các tiêu chuẩn đánh giá toàn diện của mỗi người có thể khác nhau.

Ví dụ, Quĩ Tiền tệ Quốc tế xếp loại 23 quốc gia thuộc thị trường mới nổi, trong khi Morgan Stanley Capital International phân loại 24 quốc gia là thị trường mới nổi. Standard and Poor's và Russell, Dow Jones lần lượt phân loại thị trường mới nổi gồm 23, 19 , 22 quốc gia.

Các tổ chức trên có thể tùy ý thay đổi danh sách quốc gia thuộc thị trường mới nổi của mình bằng cách nâng hoặc giảm xếp hạng một quốc gia thành nền kinh tế phát triển hoặc hạ xuống thành nền kinh tế thị trường cận biên.

Tương tự như vậy, các quốc gia phát triển có thể bị hạ cấp xuống một thị trường mới nổi như Hy Lạp, hoặc thị trường cận biên có thể được nâng lên một thị trường mới nổi như Qatar và Argentina.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.