|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mua bán thông thường gián tiếp (Indirect Trade) trong ngoại thương là gì?

11:04 | 08/10/2019
Chia sẻ
Mua bán thông thường gián tiếp (tiếng Anh: Indirect Trade) là giao dịch mua bán thông thường mà quan hệ mua bán được thiết lập thông qua người thứ ba (người trung gian).
Mua bán thông thường gián tiếp

Mua bán thông thường gián tiếp (Indirect Trade)

Khái niệm

Mua bán thông thường gián tiếp hay mua bán qua trung gian trong tiếng Anh là Indirect trade hoặc intermediary trade

Mua bán thông thường gián tiếp là giao dịch mua bán thông thường mà quan hệ mua bán được thiết lập thông qua người thứ ba (người trung gian). 

Người trung gian có rất nhiều cách để thực hiện nhiệm vụ của mình từ mức độ thấp đến mức độ cao, vai trò của người trung gian trong nền kinh tế thị trường được đánh giá cao khi họ giúp cho người Mua và Bán thực hiện giao dịch kinh doanh. 

Người trung gian thường là đầu mối thông tin, nắm vững và hiểu rõ nhà cung cấp và khách hàng, có kinh nghiệm quốc tế. Do đó, giao dịch mau bán thông thường gián tiếp thông qua người trung gian cũng đóng góp một phần không nhỏ trong phát triển thương mại quốc tế.

Người trung gian có thể là người đại lí hoặc người môi giới.

Môi giới

Người môi giới là thể nhân hoặc pháp nhân thực hiện một hay nhiều công việc cho người ủy thác đứng trên danh nghĩa của mình và không chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng mua bán giữa các bên giao dịch nhằm hưởng một khoản phí nhất định. 

Người môi giới đơn thuần là người giới thiệu đối tác hay bán thông tin cho các bên giao dịch. Nhiệm vụ của người môi giới là làm dịch vụ cung cấp thông tin đã được sàng lọc cho khách hàng để lấy phí môi giới và được coi là người chỉ chắp nối hay giới thiệu đối tác làm ăn chứ không chịu trách nhiệm về hiệu quả các thương vụ kinh doanh.

Đại lí

Đại là một thương nhân (có thể là một pháp nhân hay một cá nhân) được người khác (người ủy nhiệm) giao cho thực hiện một hoặc một số hành vi pháp nhất định trong hoạt động thương mại. Đại là người đại diện cho quyền lợi của người ủy thác.

Trong thực tế hoạt động kinh doanh, tùy theo từng tiêu chí mà người ta phân loại và đưa ra nhiều tên gọi cho các dạng đại khác nhau. Một số tiêu thức phân loại chính và ứng với mỗi tiêu thức sẽ có các tên gọi cụ thể.

Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa đại với người ủy thác thì có thể chia đại làm ba loại:

Đại thụ ủy (Mandatory): là người được chỉ định hành động thay cho người ủy thác, với danh nghĩa và chi phí của người ủy thác. Thù lao của người đại này có thể là một khoản tiền hoặc một mức % nào đó.

Đại hoa hồng (Commission Agent):là đại hoạt động với danh nghĩa của chính mình nhưng với chi phí do người ủy nhiệm chi trả và cũng được hưởng một khoản thù lao nhất định theo thỏa thuận tùy theo khối lượng và hiệu quả công việc.

Đại kinh tiêu (Merchant Agent): là đại hoạt động với danh nghĩa của chính mình với chi phí của chính mình và cũng được hưởng một khoản thù lao (do chênh lệch giá).

Nếu căn cứ vào phạm vi quyền hạn được ủy thác thì có ba dạng:

- Đại toàn quyền (Universal Agent): Là người được phép thay mặt người ủy thác làm mọi công việc mà người ủy thác làm

- Đại đặc biệt (Special Agent): là người được ủy thác chỉ đảm nhiệm thực hiện một công việc cụ thể

- Tổng đại (General Agent): là đại được phép thực hiện một phần công việc của người ủy nhiệm và đó là đại duy nhất của người ủy nhiệm về phần công việc đó trên một vùng lãnh thổ nhất định

Trong trường hợp căn cứ vào số lượng đại cùng được thực hiện một công việc trên cùng một địa bàn thì có hai loại:

- Đại phổ thông: các đại này được ủy thác thực hiện cùng một công việc trên một địa bàn. Đại phổ thông sẽ căn cứ vào doanh số hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng đại để trích % thù lao.

Đại độc quyền (sole/exclusive agent): Là đại duy nhất được giao thực hiện một công việc nào đó trên một vùng lãnh thổ nhất định.

- Đại bán độc quyền (Semi-exclusive)

Ngoài ra tùy theo cách phân loại có thể gặp những tên gọi đại khác mà chức năng nhiệm vụ được ủy thác ngoài những điểm tương tự như những đại trên:

- Đại gửi bán (ký gửi) (Consignee hoặc agent carrying stock): đại được ủy thác bán ra với danh nghĩa của mình và chi phí, rủi ro do người ủy thác chịu, những hàng hóa do người ủy thác giao cho để bán ra từ kho của người đại .

- Đại bao tiêu (Distributor): là đại bán hàng phân phối, tự mình chịu chi phí và mọi nghiệp vụ thanh toán, giao dịch… Chỉ được bán một số mặt hàng và ở một số khu vực nhất định.

- Factor: Là người đại được giao quyền chiếm hữu hàng hóa hoặc chứng từ sở hữu hàng hóa, được phép đứng tên mình bán hay cầm cố hàng hóa với mức giá mà mình cho là có lợi nhất cho người ủy thác, được trực tiếp nhận tiền hàng từ người mua.

- Đại đảm bảo thanh toán (Del Credere agent): là người đại đứng ra đảm bảo sẽ bồi thường cho người ủy thác nếu người mua hàng ký kết hợp đồng với mình không thanh toán tiền hàng. (Theo Trần Nam TrangĐại học Duy Tân)

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm

- Giao dịch qua trung gian chủ yếu tận dụng lợi thế của các trung gian như kinh nghiệm, thông itn và tiết kiệm chi phí, kiến lập quan hệ thương mại đôi khi nhanh và hiệu quả hơn. 

- Các trung gian thường có nhiều thông tin và kinh nghiệm buôn bán ở những thị trường quốc tế nhất định, đồng thời tận dụng được cơ sở vật chất của các đại lí và môi giới.

- Người trung gian thường cũng có những khoản vốn ban đầu để hoạt động do đó người ủy thác cũng tận dụng được cơ sở vật chất này của người trung gian. 

Nhược điểm

- Hạn chế sự tiếp xúc của người tiêu dùng với nhà sản xuất, chia sẻ quyền lợi và có nhiều yêu sách, nhiều trường hợp người trung gian mua bán chỉ quan tâm đến bán hàng nên không thật sự quan tâm đến khách hàng. 

- Phần lớn người ủy thác sử dụng hình thức này đều phải chia sẻ lợi nhuận cho họ, người trung gian đòi hỏi thêm nhiều yêu cách như chi phí quảng cáo, tiếp thị, trang thiết bị kinh doanh .

- Hậu quả của mối liên kết này thường tạo ra những vụ tranh chấp hoặc đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường. 

(Theo Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.