|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mất cân đối chính sách tài khóa (Fiscal Imbalance) là gì? Đặc điểm và ví dụ của Hi Lạp

09:31 | 19/05/2020
Chia sẻ
Mất cân đối chính sách tài khóa (tiếng Anh: Fiscal Imbalance) là một tình huống mà tất cả các nghĩa vụ nợ trong tương lai của chính phủ không bằng với các dòng thu nhập trong tương lai.
Mất cân đối chính sách tài khóa (Fiscal Imbalance) là gì? Đặc điểm và ví dụ của Hi Lạp - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: The Mandarin)

Mất cân đối chính sách tài khóa

Khái niệm

Mất cân đối chính sách tài khóa trong tiếng Anh là Fiscal Imbalance.

Mất cân đối chính sách tài khóa là một tình huống mà tất cả các nghĩa vụ nợ trong tương lai của chính phủ không bằng với các dòng thu nhập trong tương lai.

Có hai loại mất cân đối có thể ảnh hưởng đến chi tiêu và doanh thu của chính phủ: mất cân đối chính sách tài khóa theo chiều dọc và mất cân đối chính sách tài khóa theo chiều ngang.

Các nghĩa vụ trả nợ và dòng thu nhập được đo lường theo các giá trị hiện tại tương ứng và sẽ được chiết khấu ở mức không có rủi ro cộng với một mức chênh lệch nhất định.

Mất cân đối chính sách tài khóa có thể xảy ra cho một chính phủ tại bất kì thời điểm nào. Nếu có sự mất cân đối chính sách tài khóa tích cực kéo dài, thì doanh thu thuế có thể sẽ tăng trong tương lai, khiến tiêu dùng hộ gia đình hiện tại và tương lai giảm.

Đặc điểm của Mất cân đối chính sách tài khóa

Mất cân đối chính sách tài khóa theo chiều dọc mô tả một tình huống trong đó các khoản thu không khớp với chi tiêu cho các cấp chính quyền khác nhau.

Trong khi đó, sự mất cân đối chính sách tài khóa theo chiều ngang mô tả một tình huống trong đó các khoản thu không khớp với chi tiêu cho các vùng khác nhau của đất nước đó.

Mất cân đối chính sách tài khóa theo chiều ngang yêu cầu chính phủ phải thanh toán ngang bằng (Equalization payments) để bù đắp sự mất cân đối tiền tệ giữa các khu vực khác nhau của đất nước.

Mất cân đối chính sách tài khóa theo chiều dọc là một vấn đề cơ cấu và đòi hỏi phải phân công lại trách nhiệm chi tiêu và nguồn thu.

Sự mất cân đối chính sách tài khóa theo chiều ngang xảy ra khi các chính phủ địa phương không có khả năng tương tự về việc huy động vốn từ các cơ sở thuế của họ để cung cấp một số dịch vụ nhất định. 

Loại mất cân đối chính sách tài khóa này tạo ra sự khác biệt về chính sách tài khóa ròng - là sự kết hợp giữa mức thuế và dịch vụ công cộng. Những lợi ích này cũng là nguyên nhân gốc rễ của sự khác biệt tài chính theo chiều ngang mà cuối cùng yêu cầu cần thanh toán bù trừ.

Ví dụ thực tế về Mất cân đối chính sách tài khóa

Cuộc khủng hoảng nợ Hi Lạp có nguồn gốc từ sự hoang phí chính sách tài khóa, chi tiêu lãng phí và quá mức của các chính phủ trước đây.

Sau khi gia nhập Cộng đồng châu Âu vào năm 1981, nền kinh tế và tài chính của Hi Lạp đã ở trong tình trạng tốt, nhưng tình hình tài chính đã xấu đi đáng kể trong 30 năm tiếp theo.

Trong nhiều thập kỉ, sự kiểm soát của chính phủ đã qua lại giữa phong trào xã hội chủ nghĩa Panhellenic và Đảng Dân chủ mới. Với nỗ lực để giữ cho dân chúng hạnh phúc, cả hai bên đã ban hành các chính sách phúc lợi tự do tạo ra một nền kinh tế không hiệu quả. Do năng suất thấp, khả năng cạnh tranh kém dần và trốn thuế tràn lan, chính phủ đã phải dùng đến một khoản nợ lớn để giữ cho chính phủ hoạt động.

Việc Hi Lạp gia nhập Eurozone vào năm 2001 và việc áp dụng đồng euro đã khiến chính phủ dễ dàng vay mượn hơn nhiều. Lợi suất trái phiếu và lãi suất của Hi Lạp giảm mạnh khi họ qui về với các thành viên mạnh mẽ của Liên minh châu Âu như Đức.

Do đó, nền kinh tế Hy Lạp bùng nổ, với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP trung bình 3,9% mỗi năm từ năm 2001 đến 2008.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 đã khiến các nhà đầu tư và chủ nợ tập trung vào khối lượng nợ có chủ quyền khổng lồ của Hoa Kì và Châu Âu.

Phá sản là đều tất yếu xảy ra, các nhà đầu tư bắt đầu đòi hỏi lợi suất cao hơn nhiều đối với nợ có chủ quyền do Hi Lạp ban hành như là sự đền bù cho rủi ro gia tăng này.

Khi nền kinh tế của Hi Lạp kí hợp đồng sau hậu quả của cuộc khủng hoảng, tỉ lệ nợ trên GDP của nước này tăng vọt.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng