|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát (Inflation-Adjusted Return) là gì? Công thức tính và ví dụ

09:34 | 02/07/2020
Chia sẻ
Lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát (tiếng Anh: Inflation-Adjusted Return) là thước đo tỉ suất lợi nhuận có tính đến tỉ lệ lạm phát theo thời gian.
Tỉ suất lợi nhuận được điều chỉnh theo lạm phát (Inflation-Adjusted Return) là gì? Công thức tính và ví dụ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Faiz Wahab)

Lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát

Khái niệm

Lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát trong tiếng Anh là Inflation-Adjusted Return.

Lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát là thước đo tỉ suất lợi nhuận có tính đến tỉ lệ lạm phát theo thời gian.

Lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát cho thấy lợi tức của một khoản đầu tư sau khi loại bỏ các tác động của lạm phát.

Loại bỏ các tác động của lạm phát từ tỉ suất lợi nhuận của một khoản đầu tư cho phép nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng thu nhập (Earning potential) thực sự của chứng khoán mà không bị ảnh hưởng bởi các ngoại tác lực lượng kinh tế.

Đặc điểm của Lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát

Còn được gọi là tỉ lệ lợi nhuận thực tế (Real rate of return), lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát có thể được sử dụng để so sánh các khoản đầu tư, đặc biệt là các khoản đầu tư xuyên quốc gia, vì tỉ lệ lạm phát của mỗi quốc gia cũng chiếm một phần trong tỉ suất lợi nhuận.

Nếu không điều chỉnh theo lạm phát, một nhà đầu tư có thể có được một bức tranh hoàn toàn khác với thực tế khi phân tích hiệu suất đầu tư. Do đó tính lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát là một cách tính thực tế hơn tính lợi nhuận đơn thuần.

Ví dụ, giả sử một khoản đầu tư trái phiếu được báo cáo là đã kiếm được 2% trong năm trước, nhưng lạm phát năm trước là 2,5%. Về cơ bản, điều này có nghĩa là đầu tư không theo kịp lạm phát và nhà đầu tư thực sự đã mất 0,5% khoản đầu tư của mình.

Một ví dụ khác, giả sử một cổ phiếu có tỉ suất lợi nhuận là 12% vào năm ngoái và lạm phát là 3%. Uớc tính gần đúng về tỉ lệ lợi nhuận thực tế là 9%.

Công thức tính Lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát

Tỉ suất lợi nhuận được điều chỉnh theo lạm phát (Inflation-Adjusted Return) là gì? Công thức tính và ví dụ - Ảnh 2.

Ví dụ về tính toán

Giả sử một nhà đầu tư mua một cổ phiếu vào ngày 1 tháng 1 của một năm nhất định với giá $75.000. Vào cuối năm, vào ngày 31/12, nhà đầu tư bán cổ phiếu với giá $90.000. Trong suốt năm, nhà đầu tư đã nhận được $2.500 tiền cổ tức. Vào đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức 700. Vào ngày 31/12, CPI đã ở mức 721.

Bước 1: Tính toán tỉ suất lợi nhuận:

Tỉ suất lợi nhuận = ($90.000 - $75.000 + $2.500) / $75.000 = 23.3%

Bước 2: Tính toán tỉ lệ lạm phát trong năm:

Tỉ lệ lạm phát = (721 – 700)/700 = 3%.

Bước 3: Tính lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát:

Tỉ suất lợi nhuận được điều chỉnh theo lạm phát (Inflation-Adjusted Return) là gì? Công thức tính và ví dụ - Ảnh 3.

Vì tỉ lệ lạm phát và tỉ suất lợi nhuận đã được tính toán phức tạp nên cần sử dụng công thức ở bước 3. Nếu một nhà đầu tư chỉ cần ước tính bằng cách lấy 23.3% trừ đi 3%, thì lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát là 20,3%, chênh lệch 0,6% so với tính toán 19.7% là quá cao.

Sử dụng Tỉ suất lợi nhuận danh nghĩa và Lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát như một công cụ

Sử dụng lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát thường là một ý tưởng tốt bởi vì tính thực tế của nó.

Tập trung vào cách các khoản đầu tư được thực hiện trong thời gian dài hơn thường có thể đưa ra một bức tranh tốt hơn khi nói về hiệu suất trong quá khứ của khoản đầu tư đó thay vì một cái nhìn về hiệu suất đầu từ hàng ngày, hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng.

Nhưng có một lí do chính đáng tại sao tỉ suất lợi nhuận danh nghĩa hoạt động tốt hơn so lợi nhuận điều chỉnh theo lạm phát.

Tỉ suất lợi nhuận danh nghĩa (Nominal return) là tỉ suất lợi nhuận trước thuế, phí đầu tư hoặc tỉ lệ lạm phát. Hầu hết mọi người sẽ muốn biết được tỉ suất lợi nhuận của một khoản đầu tư trong hiện tại so với triển vọng tương lai, hơn là biết được hiệu suất trong quá khứ.

Tóm lại, tỉ suất lợi nhuận của khoản đầu tư được điều chỉnh theo lạm phát 05 năm trước cũng không phải là vấn đề cho một người muốn đầu tư vào khoản đó vào tương lai.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.