|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tăng phát (Reflation) là gì? Tăng phát so với Lạm phát

13:56 | 20/02/2020
Chia sẻ
Tăng phát (tiếng Anh: Reflation) là một chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ được xây dựng để tăng sản lượng sản xuất, kích thích chi tiêu và hạn chế ảnh hưởng của giảm phát xảy ra sau một thời kì bất ổn kinh tế hoặc suy thoái kinh tế.
Tăng phát (Reflation) là gì? Tăng phát so với Lạm phát  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Tăng phát

Khái niệm

Tăng phát trong tiếng Anh là Reflation.

Tăng phát là một chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ được xây dựng để tăng sản lượng sản xuất, kích thích chi tiêu và hạn chế ảnh hưởng của giảm phát xảy ra sau một thời kì bất ổn kinh tế hoặc suy thoái kinh tế. 

Đặc điểm Tăng phát 

Tăng phát được sử dụng với mục đích chống lại sự giảm phát hay sự giảm giá chung cho toàn bộ hàng hóa và dịch vụ khi lạm phát giảm xuống dưới 0.

Giảm phát là một điều kiện thay đổi nền kinh tế trong dài hạn, thường đặc trưng bởi sự thịnh vượng kinh tế kéo dài và cố gắng giảm tất cả các lực lượng dư thừa trong thị trường lao động.    

Thuật ngữ này cũng được sử dụng để mô tả phần đầu tiên của giai đoạn phục hồi kinh tế sau một thời gian nền kinh tế thu hẹp (Contraction).

Các chính sách Tăng phát 

Các chính sách tăng phát thường bao gồm:     

 - Giảm thuế: thuế thấp hơn làm cho các công ty và nhân viên có nhiều tiền nhàn rỗi hơn. Có nhiều thu nhập hơn làm tăng chi tiêu trong nền kinh tế, nâng cao cầu và giá cả hàng hóa. 

 - Giảm lãi suất: việc đi vay rẻ hơn và việc gửi tiết kiệm vào các ngân hàng đem lại ít lãi hơn khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp chi tiêu nhiều hơn. 

 - Thay đổi cung tiền: khi các ngân hàng trung ương tăng lượng tiền tệ và các công cụ thanh khoản khác trong hệ thống ngân hàng, chi phí tiền giảm tạo ra nhiều khoản đầu tư hơn và nhiều tiền hơn vào tay người tiêu dùng. 

 - Các dự án vốn: các dự án đầu tư lớn tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy tỉ lệ việc làm và lượng người có sức mạnh chi tiêu.

Nhìn chung, các biện pháp tăng phát nhằm mục đích nâng cao cầu hàng hóa bằng cách đưa nhiều tiền hơn vào túi người dân và các công ty để tạo động lực chi tiêu lớn hơn.    

Ví dụ về Tăng phát 

Trước cuộc Đại suy thoái, nền kinh tế Mỹ giảm nhiệt và Fed đã cố gắng tạo ra lạm phát sau khi sử dụng một số công cụ chính sách tiền tệ khuyến khích tăng phát như giảm lãi suất thấp hơn và tăng cung tiền.   

Cho đến cuộc bầu cử Tổng thống Donald Trump, nền kinh tế Mỹ mới bắt đầu tình trạng tăng phát tài khóa. 

Tổng thống Trump đã cam kết một dự luật cơ sở hạ tầng nghìn tỉ đô la và cắt giảm thuế sâu với hi vọng các biện pháp này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát huy hết công suất.    

Những bên được lợi nhiều nhất từ tăng phát là các hàng hóa, ngân hàng và cổ phiếu giá trị. 

Tăng phát so với Lạm phát 

Cần phân biệt tăng phát với lạm phát là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. 

- Thứ nhất, tăng phát không xấu. Nó là thời kì giá tăng khi một nền kinh tế đang phấn đấu để đạt được toàn dụng việc làm và tăng trưởng.   

- Mặt khác, lạm phát thường được coi là xấu vì nó đặc trưng bởi giá cả tăng trong thời kì nền kinh tế hoạt động hết công suất. 

Hay có thể nói, tăng phát là lạm phát cố tình được thực hiện để làm giảm suy thoái kinh tế.   

Ngoài ra, giá tăng dần dần trong thời kì tăng phát và tăng nhanh trong thời kì lạm phát. Về bản chất, tăng phát có thể được gọi là lạm phát được kiểm soát.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.