|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lãi suất Ngân hàng Xây Dựng (CBBank) tháng 11/2020 cao nhất là 6,9%/năm

16:38 | 06/11/2020
Chia sẻ
Biểu lãi suất Ngân hàng Xây Dựng trong tháng này tiếp tục có sự điều chỉnh so với tháng trước. Lãi suất tiền gửi lĩnh lãi cuối kì cao nhất ghi nhận được là 6,9%/năm được áp dụng cho các khoản tiết kiệm online tại kì hạn từ 15 - 60 tháng.

Khảo sát ngày 6/11, lãi suất tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) tiếp tục giảm so với đầu tháng 10.

Biểu lãi suất huy động tiền gửi lĩnh lãi cuối kì nằm trong phạm vi từ 4%/năm đến 6,8%/năm, áp dụng cho kì hạn từ 1 tháng đến 60 tháng. Ngân hàng đã điều chỉnh hạ từ 0,2 đến 0,5 điểm % lãi suất tại các kì hạn từ 6 tháng trở lên. 

Trong đó, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại kì hạn 1 tháng đến 5 tháng được giữ nguyên ở mức 4%/năm, không đổi so với tháng trước.

Lãi suất tiền gửi tại kì hạn 6 tháng giảm 0,2 điểm %, xuống mức 6,4%/năm. Tiếp đó, ngân hàng giảm mạnh 0,5 điểm % tại các kì hạn từ 7 tháng đến 11 tháng. Lãi suất huy động ghi nhận được ở thời điểm hiện tại là 6,5%/năm.

Tiền gửi tại kì hạn 12 tháng được niêm yết với lãi suất 6,7%/năm, giảm 0,3 điểm % so với tháng trước. 

Kì hạn 13 tháng có lãi suất áp dụng ở mức 6,8%/năm, giảm 0,4 điểm %.  Xây Dựng tại kì hạn từ 15 tháng đến 60 tháng cũng được hưởng cùng lãi suất 6,8%/năm. So sánh với tháng trước, lãi suất tiết kiệm tại các kì hạn này đã giảm 0,45%/năm.

Với các khoản tiền gửi tại thời gian ngắn 1-3 tuần được niêm yết chung lãi suất là 0,2%/năm. Khoản tiền gửi không kì hạn được Ngân hàng Xây Dựng ấn định với lãi suất 0,2%/năm.

Ngoài gửi tiết kiệm lĩnh lãi cuối kì, khách hàng có thể lựa chọn hình thức nhận lãi khác tùy thuộc vào nhu cầu riêng như: nhận lãi hàng tháng (3,970%/năm đến 6,572%/năm), nhận lãi theo quí (5,890%/năm đến 6,572%/năm), nhận lãi trước (3,931%/năm đến 6,326%/năm).

Biểu lãi suất ngân hàng Xây Dựng niêm yết tại quầy tháng 11/2020

1. Tiền gửi không kỳ hạn: 0,200%/năm

2. Tiền gửi có kỳ hạn:

Kỳ hạn

Trả lãi

cuối kỳ (%/năm)

Trả lãi

hàng tháng (%/năm)

Trả lãi

hàng quý (%/năm)

Trả lãi

trước (%/năm)

1

tuần

0,2

 

 

 

2

tuần

0,2

 

 

 

3

tuần

0,2

 

 

 

1

tháng

4

 

 

3,983

2

tháng

4

3,989

 

3,97

3

tháng

4

3,983

 

3,956

4

tháng

4

3,976

 

3,943

5

tháng

4

3,97

 

3,931

6

tháng

6,4

6,312

6,346

6,198

7

tháng

6,5

6,389

 

6,255

8

tháng

6,5

6,372

 

6,223

9

tháng

6,5

6,356

6,389

6,191

10

tháng

6,5

6,339

 

6,159

11

tháng

6,5

6,323

 

6,127

12

tháng

6,7

6,499

6,534

6,276

13

tháng

6,8

6,572

 

6,326

15

tháng

6,8

6,537

6,572

6,26

18

tháng

6,8

6,485

6,52

6,164

24

tháng

6,8

6,386

6,42

5,98

36

tháng

6,8

6,198

6,23

5,642

48

tháng

6,8

6,024

6,054

5,341

60

tháng

6,8

5,862

5,89

5,07

Nguồn: CBBank

Khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến sẽ được hưởng lãi suất ngân hàng trong khoảng từ 3,6%/năm đến 6,9%/năm. Có thể thấy lãi suất tiền gửi online tại kì hạn từ 1 tháng đến 5 tháng thấp hơn 0,4 điểm % so với khi gửi tại quầy. Tuy nhiên tại kì hạn 6 tháng trở đi, lãi suất huy động online được ưu đãi cao hơn từ 0,05 đến 0,35 điểm %.

Lãi suất ngân hàng cao nhất đang được áp dụng tại CBBank đang là 6,9%/năm, niêm yết tại các kì hạn từ 15 tháng đến 60 tháng.

Biểu lãi suất tiết kiệm online tại Ngân hàng Xây Dựng

Kỳ hạn

Lãi suất (%/ năm)

1 tháng

3,600

2 tháng

3,600

3 tháng

3,600

4 tháng

3,600

5 tháng

3,600

6 tháng

6,700

7 tháng

6,750

8 tháng

6,750

9 tháng

6,750

10 tháng

6,750

11 tháng

6,750

12 tháng

6,800

13 tháng

6,850

15 tháng

6,900

18 tháng

6,900

24 tháng

6,900

36 tháng

6,900

48 tháng

6,900

60 tháng

6,900

Nguồn: CBBank

Chính sách lãi suất huy động áp dụng cụ thể theo đặc thù từng vùng, từng đơn vị. Chính sách lãi suất tiền gửi tiết kiệm online áp dụng phù hợp theo theo từng thời kỳ. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp CN/PGD trên toàn hệ thống CBBank hoặc đăng ký dịch vụ Internet banking CB để biết thêm chi tiết.

Ngọc Mai

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.