Lãi suất kì hạn đầu tư là gì? Công thức xác định lãi suất kì hạn đầu tư
Hình minh họa. Nguồn: mercadosg
Lãi suất kì hạn đầu tư
Định nghĩa
Lãi suất kì hạn đầu tư đo lường mức sinh lời khi nắm giữ một trái phiếu trong một kì hạn nhất định.
Bản chất
Một số nhà đầu tư có thể không giữ trái phiếu đến khi đáo hạn. Họ mua trái phiếu và nắm giữ trong một thời gian nhất định sau đó lại bán trái phiếu đi.
Khoản tiền lãi nhà đầu tư có thể nhận được trong một kì hạn đầu tư và lưu giữ trái phiếu bao gồm: tiền lãi trái phiếu trong kì lưu giữ và khoản lãi, hay lỗ từ chênh lệch giữa giá bán và giá mua trái phiếu hay còn gọi là lãi, lỗ về vốn.
Công thức xác định
Lãi suất kì hạn đầu tư đo lường mức sinh lời khi nắm giữ một trái phiếu trong một kì hạn nhất định và được xác định bằng công thức sau:
Nguồn: Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Tài chính
và C là lãi trái phiếu hàng năm
Công thức trên có thể viết dưới dạng:
Nguồn: Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Tài chính
Như vậy, lãi suất kì hạn đầu tư của trái phiếu bằng lãi suất hiện hành cộng với mức lời lỗ về vốn.
Công thức (1) và (2) có thể viết dưới dạng:
Rc = Ic + Rg (3)
Từ công thức (1), (2), (3) có thể rút ra một số điểm sau:
- Trong thời gian lưu giữ trái phiếu nếu lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá trái phiếu sụt giảm (Pt+1 < Pt) và sẽ dẫn đến tình trạng bị lỗ về vốn đối với những trái phiếu mà thời gian đến ngày đáo hạn dài hơn thời gian lưu giữ trái phiếu.
Nếu trong thời gian lưu giữ trái phiếu, lãi suất thị trường tăng quá cao có thể dẫn đến tình trạng bị lỗ vốn quá lớn và khi mức lỗ về vốn cao hơn mức lãi suất hiện hành ban đầu thì lãi suất kì hạn của trái phiếu trở thành lãi suất âm.
- Trong thời gian lưu giữ, lãi suất thị trường sẽ giảm làm cho giá trị trái phiêu tăng lên (Pt+1 > Pt) và sẽ có mức lời về vốn đối với những trái phiếu mà thời gian đến ngày đáo hạn dài hơn thời gian lưu giữ trái phiếu.
Như vậy, đối với những trái phiếu mà thời gian đáo hạn dài hơn thời gian lưu giữ trái phiếu thì có thể xảy ra tình trạng lời về vốn hoặc bị lỗ về vốn từ đó dẫn đến tình trạng khác biệt rất lớn về lãi suất lưu giữ.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Tài chính)