|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khủng hoảng kinh tế (Depression) là gì? Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế

11:31 | 03/09/2019
Chia sẻ
Khủng hoảng kinh tế (tiếng Anh: Depression) ít khi xảy ra nhưng có tác động và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nền kinh tế.
thequint%2F2015-06%2F34961b0c-463b-4c84-b599-9c523392f8a6%2FiStock_000008367896_Medium

Hình minh hoạ. Nguồn: istock

Khủng hoảng kinh tế

Định nghĩa

Khủng hoảng kinh tế trong tiếng Anh là Depression.

Khủng hoảng kinh tế là sự sụt giảm nghiêm trọng và kéo dài các hoạt động của nền kinh tế. Trong kinh tế học, khủng hoảng kinh tế thường được định nghĩa là một cuộc suy thoái cực đoan kéo dài từ ba năm trở lên hoặc dẫn đến sự sụt giảm của GDP thực ít nhất 10%.

Đặc trưng của khủng hoảng kinh tế

Trong thời kì khủng hoảng, niềm tin và đầu tư của người tiêu dùng giảm xuống, khiến nền kinh tế bị ngưng trệ.

Các yếu tố kinh tế đặc trưng của khủng hoảng kinh tế bao gồm: 

- Thất nghiệp tăng đáng kể 

- Tín dụng giảm

- Sản lượng giảm

- Phá sản 

- Chính phủ mất khả năng thanh toán các khoản nợ mà họ đứng tên

- Sụt giảm giao dịch và thương mại 

- Giá trị tiền tệ biến động mạnh và liên tục

Khủng hoảng và suy thoái 

Suy thoái kinh tế là một hiện tượng bình thường trong chu kì kinh doanh thường xảy ra khi GDP suy giảm liên tiếp trong ít nhất hai quý. Còn khủng hoảng là một sự suy sụp nghiêm trọng của các hoạt động kinh tế kéo dài trong nhiều năm, thay vì chỉ vài quý. Điều này làm cho suy thoái phổ biến hơn nhiều: kể từ năm 1854, đã có 33 cuộc suy thoái và chỉ một lần khủng hoảng.

Các nhà kinh tế có bất đồng về thời gian khủng hoảng kéo dài. Một số người tin rằng một cuộc khủng hoảng chỉ bao gồm thời kì bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh tế suy giảm. Các nhà kinh tế khác thì cho rằng khủng hoảng tiếp diễn cho đến khi hầu hết các hoạt động kinh tế đã trở lại bình thường.

Lưu ý: Khủng hoảng và suy thoái khác nhau cả về thời gian và mức độ nghiêm trọng của sự suy giảm về kinh tế.

Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế

Một loạt các yếu tố có thể khiến cả một nền kinh tế và hoạt động sản xuất bị suy giảm nghiêm trọng. Trong trường hợp của cuộc Đại suy thoái, chính sách tiền tệ bị cho là nguyên nhân. Sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục tăng lãi suất, ưu tiên bảo vệ đạo luật Bản vị vàng thay vì bơm tiền vào nền kinh tế để khuyến khích chi tiêu. 

Những hành động đó đã dẫn đến giảm phát mạnh. Giá cả giảm đến 10 phần trăm mỗi năm và người tiêu dùng nhận thấy rằng giá hàng hóa và dịch vụ sẽ tiếp tục giảm, không chịu mua hàng.

(Theo: investopedia)

Hằng Hà