|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khu kinh tế ven biển (Coastal Economic Zone - CEZ) là gì?

09:26 | 20/09/2019
Chia sẻ
Khu kinh tế ven biển (tiếng Anh: Coastal Economic Zone, viết tắt: CEZ) là khu kinh tế nằm gần bờ biển, có ranh giới địa lí xác định, gồm nhiều khu chức năng.
khu-cong-nghiep-do-thi--dich-vu-can-dot-pha-moi-de-co-nhieu-thung-lung-silicon-phien-ban-viet-171128

Hình minh họa (Nguồn: dandreapartners)

Khu kinh tế ven biển (Coastal Economic Zone)

Khu kinh tế ven biển - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Coastal Economic Zone, viết tắt là CEZ.

Khu kinh tế ven biển là khu kinh tế hình thành ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển, được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục qui định.

Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lí xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh. (Theo Nghị định Số: 82/2018/NĐ-CP)

Quan điểm qui hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam

1. Phát triển khu kinh tế ven biển phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triển bền vững.

2. Phát triển khu kinh tế ven biển hướng tới hiện đại; đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả cả quĩ đất, mặt nước và không gian của khu kinh tế ven biển.

3. Phát triển mỗi khu kinh tế ven biển phải hướng tới hình thành chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng.

4. Phát triển các khu kinh tế ven biển phải theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

5. Khu kinh tế ven biển sẽ được Nhà nước hỗ trợ tài chính bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội.

6. Phát triển các khu kinh tế ven biển phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và yêu cầu an ninh, quốc phòng.

7. Các cơ chế, chính sách và mô hình quản lí phát triển các khu kinh tế ven biển phải thống nhất và phù hợp với qui định của pháp luật. (Theo Quyết định Số: 1353/QĐ-TTg)

Điều kiện bổ sung mới khu kinh tế ven biển vào qui hoạch phát triển khu kinh tế ven biển

1. Phù hợp với qui hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng và địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

2. Có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng biển nước sâu hoặc sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật;

3. Có qui mô diện tích từ 10.000 ha trở lên và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế;

4. Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với qui mô lớn, quan trọng và có tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực;

5. Có khả năng phát huy tiềm năng tại chỗ và tạo ảnh hưởng phát triển lan tỏa đến các khu vực xung quanh;

6. Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học; phù hợp với bố trí quốc phòng và đảm bảo quốc phòng, an ninh; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững. (Theo Nghị định Số: 82/2018/NĐ-CP)

Khai Hoan Chu

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.