Khoản vay có đòn bẩy (Leveraged loan) là gì? Nội dung về khoản vay có đòn bẩy
Hình minh họa
Khoản vay có đòn bẩy (Leveraged loan)
Khái niệm
Khoản vay có đòn bẩy trong tiếng Anh là Leveraged loan.
Khoản vay có đòn bẩy là một loại khoản vay được mở rộng đối với các công ty hoặc cá nhân đã có số nợ đáng kể và / hoặc có lịch sử tín dụng yếu kém. Người cho vay xem xét các khoản vay có đòn bẩy mang rủi ro vỡ nợ cao hơn nên do đó một khoản vay có đòn bẩy sẽ gây tốn kém hơn cho người đi vay.
Vỡ nợ xảy ra khi người đi vay không thể thực hiện bất kì khoản thanh toán nào trong thời gian vay mở rộng đó. Các khoản vay có đòn bẩy đối với các công ty hoặc cá nhân có nợ thường có lãi suất cao hơn các khoản vay thông thường. Những tỉ lệ này phản ánh mức độ rủi ro cao hơn liên quan đến việc phát hành các khoản vay.
Nội dung về khoản vay có đòn bẩy
Không có qui tắc hoặc tiêu chí nào được đưa ra để xác định khoản vay có đòn bẩy. Một số người tham gia thị trường dựa vào nó để ăn chênh lệch giá. Chẳng hạn, nhiều khoản vay phải trả lãi suất thả nổi, thường dựa trên lãi suất cho vay giữa các ngân hàng London (hay LIBOR) cộng với một mức lãi suất đã biết. LIBOR được coi là tỉ lệ chuẩn và là mức trung bình của lãi suất mà các ngân hàng toàn cầu cho nhau vay.
Nếu mức lãi suất cao hơn một mức nhất định, nó được coi là khoản vay có đòn bẩy. Các ngân hàng sẽ dựa trên xếp hạng từ các cơ quan xếp hạng Moody và S&P, với các khoản vay được xếp hạng dưới mức đầu tư được phân loại là Ba3, BB- hoặc thấp hơn.
Một khoản vay có đòn bẩy được cấu trúc, sắp xếp và quản lí bởi ít nhất một ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng đầu tư và sau đó có thể bán khoản vay trong một qui trình được gọi là cung cấp, cho các ngân hàng hoặc nhà đầu tư khác để giảm rủi ro cho các tổ chức cho vay.
Thông thường, các ngân hàng được phép thay đổi các điều khoản khi cung cấp khoản vay, được gọi là price flex. Biên lãi suất có thể tăng nếu nhu cầu cho khoản vay không đủ ở mức lãi suất thông thường trong trường hợp được gọi là upward flex. Ngược lại, mức chênh lệch trên LIBOR có thể được hạ xuống, được gọi là reverse flex, nếu nhu cầu cho khoản vay cao.
Ví dụ về khoản vay có đòn bẩy
S&P's Leveraged Commentary & Data (LCD) - nhà cung cấp các tin tức và phân tích cho vay có đòn bẩy - đồng ý cho vay đối với tất cả các khoản vay có đòn bẩy nếu khoản vay này được xếp hạng BB- hoặc thấp hơn.
Ngoài ra, khoản vay không được xếp hạng hoặc BBB- hoặc cao hơn thường được phân loại là khoản vay có đòn bẩy nếu mức chênh lệch là LIBOR cộng với 125 điểm cơ bản trở lên và được bảo đảm bằng khoản thế chấp thứ nhất hoặc thứ hai.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)