|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mua thôn tính bằng vốn vay (Leveraged Buyout - LBO) là gì? Ví dụ về mua thôn tính bằng vốn vay

15:06 | 18/11/2019
Chia sẻ
Mua thôn tính bằng vốn vay (tiếng Anh: Leveraged Buyout, viết tắt: LBO) là việc mua lại một công ty khác bằng cách sử dụng một lượng tiền vay đáng kể để đáp ứng chi phí mua.
laureate-education-to-sell-india-business-valued-at-rs-2500-crore

Hình minh họa (Nguồn: The Economic Times)

Mua thôn tính bằng vốn vay (Leveraged Buyout)

Khái niệm

Mua thôn tính bằng vốn vay trong tiếng Anh là Leveraged Buyout; viết tắt là LBO.

Mua thôn tính bằng vốn vay (LBO) là việc mua lại một công ty khác bằng cách sử dụng một lượng tiền vay đáng kể để đáp ứng chi phí mua. Tài sản của công ty bị mua thường được sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay, cùng với các tài sản của công ty mua lại.

Đặc điểm

mua thôn tính bằng vốn vay, thường có tỉ lệ nợ 90% trên 10% vốn chủ sở hữu. Do tỉ lệ nợ / vốn chủ sở hữu cao này, trái phiếu phát hành trong giao dịch mua thường không phải là loại đầu tư và được gọi là trái phiếu rác.

Mua thôn tính bằng vốn vay được tiến hành vì ba lí do chính. Đầu tiên là chọn một công ty đại chúng tư nhân; thứ hai là tách một bộ phận của doanh nghiệp hiện có bằng cách bán đi; và thứ ba là chuyển giao tài sản tư nhân, như trường hợp thay đổi sở hữu doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, đó thường là yêu cầu mà công ty hay thực thể mua lại (tại mỗi trường hợp) là có khả năng sinh lời và tăng trưởng.

Ví dụ về mua thôn tính bằng vốn vay

Mua thôn tính bằng vốn vay có một lịch sử khét tiếng, đặc biệt là trong những năm 1980, khi một số vụ mua lại nổi tiếng đã dẫn đến việc phá sản của các công ty bị mua lại. Điều này chủ yếu là do tỉ lệ đòn bẩy gần mức 100% và các khoản thanh toán lãi lớn đến mức dòng tiền hoạt động của công ty không thể đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ.

Một trong những thương vụ mua thôn tính bằng vốn vay lớn nhất được ghi nhận là việc mua lại Hospital Corporation of America (HCA) bởi Kohlberg Kravis Roberts &Co. (KKR), Bain & Co. và Merrill Lynch vào năm 2006. Ba công ty đã trả khoảng 33 tỉ USD cho việc mua lại HCA.

Các vụ mua thôn tính bằng vốn vay thường phức tạp và mất một thời gian để hoàn thành. Ví dụ, JAB Holding Company, một công ty tư nhân đầu tư vào các mặt hàng xa xỉ, cà phê và các công ty chăm sóc sức khỏe, đã khởi xướng một vụ mua thôn tính bằng vốn vay của Krispy Kreme Donuts, Inc. vào tháng 5 năm 2016. JAB dự kiến mua công ty với giá 1.5 tỉ đô la, bao gồm 350 đô la khoản nợ có vốn vay và một khoản thấu chi tín dụng 150 triệu đô la do ngân hàng đầu tư Barclays cung cấp.

Tuy nhiên, Krispy Kreme có khoản nợ trên bảng cân đối kế toán cần phải giải quyết và Barclays được yêu cầu cho 0.5% lãi suất phụ thêm để khiến nó hấp dẫn hơn. Điều này khiến cho vụ mua thôn tính bằng vốn vay trở nên phức tạp hơn và gần như không có hồi kết. Tuy nhiên, kể từ ngày 12 tháng 7 năm 2016, thỏa thuận đã hoàn tất.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

TH

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.