Kết liễu tình trạng nhìn mặt khách để 'hét' giá, các ứng dụng như Grab giúp khách hàng trở thành 'thượng đế' đích thực
Hết thời gọi xe công nghệ giá rẻ? |
- Anh ơi, từ Đại học Kinh tế quốc dân về Hoàng Quốc Việt bao nhiêu tiền nhỉ?
- Xa thế à, anh lấy 70 ngàn nhé!
- Sao anh lấy đắt vậy, chưa đến 10 km thôi mà. Mấy hôm trước một anh xe ôm khác lấy em 50 ngàn thôi.
- Từng đấy sao đủ tiền xăng. Anh bớt cho em 5 ngàn. Đi hay không tuỳ em nhé!
Đó là chuyện của 5 năm trước.
Những tài xế xe ôm truyền thống đang dần biến mất ở các đô thị lớn. Ảnh: Di Linh. |
Giá của một chuyến xe ôm không chỉ dựa vào quãng đường di chuyển dài ngắn mà còn phụ thuộc vào “cảm xúc” của tài xế cùng tài năng mặc cả của bạn.
Văn hoá kỳ kèo từ phiên chợ đã lan ra cả chuyến xe ôm đầu đường. Bắt xe ôm cũng giống như việc ra chợ mua một mớ rau. Nếu như bạn không phải là một người rành đường và cũng không thông thạo kỹ năng “đi chợ trả giá”, thì bạn sẽ mất một số tiền không nhỏ cho việc này.
Leo lên xe, dù tài xế có những pha lạng lách thót tim, phần lớn khách tặc lưỡi cho qua.
Khách có hầu bao rủng rỉnh có thể vẫy hoặc gọi taxi qua tổng đài. Nếu đang có việc gấp, đương nhiên mọi khách đều sốt ruột vì không biết xe đang ở vị trí nào. Đôi khi, họ chờ khá lâu để rồi tổng đài báo rằng không có xe nào có thể phục vụ họ.
Lúc ngồi trên xe, nhiều khách có thói quen theo dõi đường vì lo ngại tài xế cố tình chạy theo lộ trình dài. Trên thực tế, một số tài xế đi vòng vo để tăng tiền cước là hiện tượng phổ biến và hành khách thường mách nhau các giải pháp để ngăn chặn hành vi này của tài xế.
Giá taxi truyền thống ở Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Campuchia. |
Điều đáng sợ hơn là việc không may trở thành nạn nhân của “taxi dù”. Không có giấy phép kinh doanh, có thể “mạo danh” các hãng taxi phổ biến, “taxi dù” sẵn sàng chộp những hành khách thiếu kinh nghiệm và hét giá tuỳ ý, đặc biệt hoạt động rầm rộ vào lúc đêm hôm. Lợi dụng tình thế của khách hàng lúc đêm hôm và cũng khó định danh tài xế, taxi dù ngang nhiên “chặt chém” giá cả.
Grab và những ứng dụng tương tự đang thay đổi cuộc sống đô thị
Phải đến khi dịch vụ gọi xe công nghệ tại Việt Nam xuất hiện, những cái tên tiên phong như Grab và Uber đã thay đổi cách nhìn về việc di chuyển bằng xe ôm và taxi.
Chỉ cần vài thao tác đơn giản, tài xế sẽ xuất hiện trước mặt khách hàng. Grab cho biết, hiện nay, khách hàng có thể đặt được dịch vụ trung bình chỉ trong vòng 2,5 phút. Việc sử dụng Grab cũng giúp giảm thời gian di chuyển của hành khách đến 51% so với việc sử dụng phương tiện vận chuyển công cộng.
Mọi thứ hoàn toàn minh bạch: từ lộ trình, giá cả, tới danh tính tài xế.
Sau khi chọn điểm đón và điểm đến, khách hàng đã có thể biết trước giá của chuyến xe. Cùng theo nghiên cứu của iPrice, trên cùng lộ trình, cùng thời điểm, đa phần các chuyến xe đặt qua Grab có giá rẻ hơn so với taxi truyền thống tại thị trường Việt Nam.
Khách hàng cũng có thể thấy chi tiết thông tin, biết chính xác xe đang di chuyển đến đâu, thời gian ước tính sẽ đến nơi, thậm chí có thể nhắn tin hoặc gọi điện trực tiếp cho tài xế.
Ngồi trên xe mà không lo “dòm đường”, khách hàng có thể làm những việc họ muốn. Bước xuống xe, họ cũng không trải qua cảm giác bực dọc khó chịu bởi anh tài đi vòng vèo ngốn thêm một khoản tiền.
Bên cạnh đó, nhờ hệ thống chấm điểm trực tiếp, chất lượng dịch vụ cải thiện đáng kể. Khách hàng có thể đánh giá tài xế ngay sau chuyến đi. Bởi vậy, “điểm số" là điều hết sức quan trọng để tài xế nâng cao uy tín và được ưu tiên với nhiều cuốc xe hơn.
Giá cả rõ ràng, nhanh gọn và văn minh, xe ôm trở thành một dịch vụ chuyên nghiệp. Thậm chí, nhiều người còn nghĩ đến chuyện di chuyển bằng Grab thay cho việc sắm cho mình một chiếc xe máy hay ô tô.
Sự xuất hiện của dịch vụ gọi xe công nghệ đã thúc đẩy nhu cầu đi lại bằng xe ôm hay taxi của người dân Việt so với trước đây. Việc di chuyển trở nên tiện lợi và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người. Sự xuất hiện của khái niệm “ứng dụng gọi xe” đã tạo nên một cuộc cách mạng trong tư duy dịch chuyển của người Việt: văn minh, tiện lợi, minh bạch.
Nhiều người nhìn nhận Grab là một ví dụ điển hình cho thấy sự thay đổi to lớn mà mô hình nền tảng mang lại. "Cho dù bạn là ai, những mô hình nền tảng đang từng ngày thay đổi cuộc sống của bạn - dù là một nhân viên, một lãnh đạo doanh nghiệp, một chuyên gia, một người tiêu dùng hay là một công dân, và nó luôn sẵn sàng để tạo ra những thay đổi lớn hơn trong cuộc sống của bạn", trích cuốn sách "Platform Vevolution".
Những mô hình nền tảng như Grab đã và đang tạo nên sự thay đổi chóng vánh, song nó cũng dẫn đến tâm lý kháng cự của những mô hình cũ. Vụ kiện đòi bồi thường hơn 41 tỷ đồng giữa Vinasun và Grab tại Việt Nam chỉ là một trong những dấu hiệu cho thấy sự xung đột đã và đang ngày một lớn dần lên trên toàn thế giới, nơi mà những mô hình nền tảng đang hiện diện.
Vấn đề đó khiến những người làm chính sách bài toán giải quyết áp lực giữa hai mục tiêu xã hội: phải tích cực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ để phát triển kinh tế, hay bảo hộ sự cạnh tranh cho các mô hình kinh doanh truyền thống.
Xem thêm |