|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hội chứng sợ bỏ lỡ (Fear of missing out - FOMO) là gì? Tác động của FOMO trong giao dịch

11:33 | 18/12/2019
Chia sẻ
Hội chứng sợ bỏ lỡ (tiếng Anh: Fear of missing out - FOMO) đề cập đến cảm giác mất mát và sợ bỏ lỡ các cập nhật quan trọng.
Thiết kế không tên (4)

Hình minh họa. Nguồn: Odyssey

Hội chứng sợ bỏ lỡ (Fear of missing out - FOMO)

Định nghĩa

Hội chứng sợ bỏ lỡ trong tiếng Anh là Fear of missing out, viết tắt là FOMO

Trong kỉ nguyên số, FOMO hoặc Fear of Missing Out đề cập đến cảm giác mất mát và sợ bỏ lỡ các cập nhật quan trọng, cho dù đó là bài đăng trên Facebook, Tweets, Snapchat, Instagram... thậm chí là tin tức mua sắm hàng hóa và dịch vụ.

FOMO thường dẫn đến cảm giác không thoải mái, không hài lòng, trầm cảm và căng thẳng. Sự gia tăng của phương tiện truyền thông xã hội đã làm tăng sự phổ biến của FOMO trong những năm gần đây.

Những người mắc phải hội chứng FOMO thường có cảm giác sợ hãi về việc bản thân sẽ bỏ lỡ một điều gì đó. Cảm giác này ám ảnh người mắc phải rằng những người xung quanh sẽ đạt được thứ gì đó mà mình không được, sẽ biết được những điều hay ho mà mình chưa từng nghe qua.

Từ đó, FOMO có thể thôi thúc người mắc phải hội chứng này phải hành động tại thời điểm thiếu lí trí, dẫn đến quyết định sai lầm, gây ít nhiều hậu quả.

Tác động của hội chứng FOMO trong giao dịch

- FOMO trong giao dịch là nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội lớn trên thị trường và là vấn đề phổ biến mà nhiều nhà giao dịch sẽ gặp phải trong sự nghiệp "trading" của mình. FOMO ảnh hưởng đến mọi chủ thể, từ các nhà giao dịch cá nhân mới tham gia thị trường cho đến các nhà giao dịch chuyên nghiệp.

Chẳng hạn như một chứng khoán đang được giao dịch tích cực với kì vọng tăng giá trong ngắn hạn, việc nghĩ đến các nhà giao dịch khác đang có khoản lãi lớn từ việc giao dịch chứng khoán này thúc giục bạn ngay lập tức phải tham gia vào thị trường để kiếm lời, hành động này gọi là FOMO.

- FOMO xuất phát từ cảm giác các nhà giao dịch khác thành công hơn và nó có thể gây ra những vọng quá cao, thiếu tầm nhìn dài hạn, quá tự tin hoặc quá tự ti và không sẵn sàng chờ đợi.

- Cảm xúc thường là một động lực chính đằng sau FOMO. Nếu không được kiểm soát, chúng có thể khiến các nhà giao dịch bỏ bê các kế hoạch giao dịch và vượt quá mức rủi ro có thể chấp nhận. Những cảm xúc phổ biến trong giao dịch có thể tạo ra FOMO bao gồm:

+ Tham lam

+ Sợ hãi

+ Sự phấn khích

+ Ghen tị

+ Thiếu kiên nhẫn

+ Sự lo ngại

FOMO

Minh họa: Sự trải nghiệm FOMO của các nhà giao dịch. Nguồn: Dailyfx

(Tài liệu tham khảo: Dailyfx; Blog Tiền ảo)

Thanh Tùng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.