Hiệu ứng cơ sở (Base effect) là gì? Đặc điểm
Ảnh minh họa. Nguồn: The Economic Times.
Hiệu ứng cơ sở
Khái niệm
Hiệu ứng cơ sở trong tiếng Anh là Base effect.
Hiệu ứng cơ sở là sự biến đổi bất ngờ của số liệu lạm phát hàng tháng, xảy ra do mức lạm phát cao hoặc thấp bất thường của tháng trước. Hiệu ứng cơ sở có thể gây khó khăn cho việc đánh giá chính xác mức lạm phát theo thời gian. Hiệu ứng cơ sở giảm dần theo thời gian nếu mức lạm phát tương đối ổn định.
Đặc điểm của Hiệu ứng cơ sở
Lạm phát thường được biểu thị bằng con số so sánh giữa các tháng hoặc con số so sánh giữa các năm. Thông thường, các nhà kinh tế và người tiêu dùng muốn biết giá hôm nay cao hơn hoặc thấp hơn bao nhiêu so với một năm trước. Nhưng nếu có một tháng xảy ra mức lạm phát tăng đột biến, thì điều này có thể tạo ra hiệu ứng ngược lại một năm sau đó. Kết quả của hiệu ứng này là tạo ra ấn tượng rằng lạm phát đã chậm lại.
Lạm phát được tính dựa trên các mức giá được tóm tắt trong một chỉ số. Ví dụ, chỉ số có thể tăng đột biến vào tháng 6, có lẽ do giá xăng tăng đột biến. Trong 11 tháng tiếp theo, những thay đổi theo tháng có thể trở lại bình thường, nhưng khi tháng 6 đến một lần nữa, mức giá của nó sẽ được so sánh với những năm trước đó, trong đó chỉ số phản ánh sự tăng vọt của giá xăng dầu.
Trong trường hợp này, vì chỉ số của tháng đó cao, sự thay đổi giá trong tháng 6 này sẽ ít hơn, có nghĩa rằng lạm phát đã giảm xuống, nhưng trên thực tế, sự thay đổi nhỏ này trong chỉ số chỉ là sự phản ánh của hiệu ứng cơ sở.
Nguyên nhân của Hiệu ứng cơ sở
Nguyên nhân của hiệu ứng cơ sở rất đa dạng và thay đổi theo từng thời kì. Từ góc độ lí thuyết, hiệu ứng cơ sở tác động đến con số lạm phát chung. Nhưng trong trường hợp hiệu ứng cơ sở được phân tích từ lăng kính kinh tế thì tác động của nó tới lạm phát lại không như vậy. Các số liệu cho các hiệu ứng cơ sở thường được phân tích theo từng tháng, thay vì tổng số.
Ví dụ, giá quần áo thường thể hiện sự sụt giảm mạnh hàng tháng vào tháng 1 và tháng 7 tại thời điểm bán hàng mùa đông và mùa hè. Có thể xảy ra trường hợp tỉ lệ thay đổi theo tháng giảm nhiều hơn so với tỉ lệ thay đổi theo năm (theo định nghĩa của hiệu ứng cơ sở), nhưng bình thường theo mùa, trong khi tỉ lệ thay đổi theo tháng hiện tại lại nhỏ hơn mức tăng trung bình của tháng đó.
Từ góc độ lí thuyết, sự thay đổi trong tỉ lệ lạm phát hàng năm được thúc đẩy bởi hiệu ứng cơ sở. Tuy nhiên, từ góc độ kinh tế, sự thay đổi trong lạm phát được thúc đẩy bởi những phát triển trong tháng hiện tại, dẫn đến một sự thay đổi nhỏ hơn so với thay đổi theo mùa thông thường.
(Theo Investopedia và Economic and Monetary Developments)