Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vietnam Textile and Apparel Association - VITAS) là gì?
Hình minh hoạ (Nguồn: vla)
Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Khái niệm
Hiệp hội Dệt May Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Textile and Apparel Association. Tên viết tắt là VITAS.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động ở các lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ, dịch vụ... chuyên ngành kinh tế - kĩ thuật dệt may cả nước.
Nhiệm vụ chủ yếu của Hiệp hội
1. Nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của ngành dệt may Việt Nam và thế giới, tiềm năng của ngành và thành viên để tư vấn cho hội viên:
a) Tư vấn các vấn đề về thị trường như: giá cả, mặt hàng, định mức kinh tế kĩ thuật lĩnh vực dệt may.
Tư vấn việc phân bổ lực lượng sản xuất kinh doanh cho phù hợp với trình độ kĩ thuật công nghệ, thị trường sức lao động ...khai thác thế mạnh của từng thành viên và đảm bảo lợi ích của toàn ngành dệt may;
b) Tư vấn về đầu tư, chuyển giao công nghệ, kĩ thuật, liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài, hỗ trợ hoạt động kinh tế đối ngoại của các hội viên theo phương hướng chung của Hiệp hội nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của từng hội viên và của toàn ngành.
2. Tạo môi trường liên kết, hợp tác giữa các hội viên về sản xuất kinh doanh, nhằm phát huy thế mạnh vì lợi ích của từng hội viên cũng như toàn ngành; làm đầu mối giải quyết các tranh chấp giữa các hội viên.
3. Phối hợp trong phạm vi Hiệp hội về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, thông tin kinh tế, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lí, áp dụng kĩ thuật mới.
4. Tư vấn và kiến nghị với Chính phủ trong việc ban hành chính sách, chế độ liên quan đến ngành dệt may.
5. Tham gia các hoạt động với các tổ chức dệt may quốc tế và khu vực để đưa ngành dệt may Việt Nam hội nhập, theo qui định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
6. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo mục tiêu và nghị quyết của Đại hội toàn thể Hiệp hội.
7. Nhận và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của Hiệp hội. Tổ chức, thành lập các trung tâm tư vấn, dịch vụ theo qui định của pháp luật.
8. Phổ biến chính sách, pháp luật liên quan cho các Hội viên.
9. Đại diện cho giới sử dụng lao động trong ngành dệt may để xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà giữa người sử dụng và người lao động, tham gia giải quyết các tranh chấp về lao động.
(Tài liệu tham khảo: Điều lệ của Hiệp hội Dệt May Việt Nam)