|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiện tượng thiên nga đen (Black Swan) trong nền kinh tế là gì?

13:22 | 11/09/2019
Chia sẻ
Thiên nga đen (tiếng Anh: Black Swan) là hiện tượng kinh tế cực kì hiếm khi xảy ra và không thể dự đoán trước, mang lại những hậu quả tàn khốc cho nền kinh tế.
bs1

Hình minh hoạ. Nguồn: techinasia.com

Hiện tượng thiên nga đen

Khái niệm

Hiện tượng thiên nga đen trong tiếng Anh là Black Swan.

Thiên nga đen là một sự kiện không thể đoán trước, vượt quá những tình huống thường được dự kiến gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

Đặc trưng của các sự kiện thiên nga đen là sự hiếm có và tác động nghiêm trọng của chúng, cũng như việc lí giải nguyên nhân không dự đoán được chúng là do các sai lầm ngốc nghếch bị phát hiện muộn.

Bản chất của thiên nga đen

Thuật ngữ này được phổ biến bởi Nassim Nicholas Taleb, một giáo sư tài chính, nhà văn và cựu thương nhân Phố Wall.

Taleb mô tả thiên nga đen là một sự kiện:

1) vượt quá dự đoán bình thường, rất hiếm khi xảy ra, thậm chí cũng chưa chắc có khả năng nó có thể xảy ra

 2) có hậu quả thảm khốc khi nó xảy ra 

3) được giải thích như một sự kiện mà đã có thể dự báo trước sau khi nó đã xảy ra

Taleb lập luận rằng vì các sự kiện thiên nga đen là không thể dự đoán được do sự hiếm có cực kì của chúng nhưng vẫn mang lại hậu quả thảm khốc, điều quan trọng là mọi người phải cho rằng một sự kiện thiên nga đen luôn luôn có thể xảy ra, và có kế hoạch phù hợp để đối phó.

thiên nga đen là một sự kiện quan trọng trong lịch sử, các nhà nghiên cứu rất muốn giải thích nó sau khi nó đã xảy ra trong thực tế và suy đoán về cách nó có thể được phát hiện. Tuy nhiên, các suy đoán nhìn từ sự kiện quá khứ như vậy không thực sự giúp dự đoán thiên nga đen.

Các ví dụ về sự kiện thiên nga đen

Sự sụp đổ tài chính của thị trường nhà đất Mỹ trong cuộc khủng hoảng năm 2008 là một trong những sự kiện thiên nga đen nổi tiếng nhất gần đây. Hậu quả của sự kiện này rất thảm khốc và mang tính toàn cầu, chỉ có một vài người ngoại lệ có thể dự đoán nó sẽ xảy ra.

Cũng trong năm 2008, Zimbabwe có mức siêu lạm phát tồi tệ nhất trong thế kỉ 21 với tỉ lệ lạm phát cao nhất là hơn 79,6 tỉ phần trăm. Một mức lạm phát cao như vậy gần như không thể dự đoán và có thể dễ dàng hủy hoại tài chính của một quốc gia.

Bong bóng dotcom năm 2001 là một sự kiện thiên nga đen khác có sự tương đồng với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Lúc đó nước Mỹ đang tận hưởng nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và sự gia tăng của cải tư nhân trước khi nền kinh tế sụp đổ thảm khốc. 

Vì Internet lúc đó mới trong giai đoạn đầu trong lĩnh vực thương mại, các quĩ đầu tư đã rót vốn vào các công ty công nghệ với mức định giá quá cao. Khi các công ty này sụp đổ, các quĩ đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề và các nhà đầu tư phải gánh chịu rủi ro của sự sụp đổ giá.

(Theo investopedia.com)

Hằng Hà