|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Gói thầu đồng bộ công nghệ, kĩ thuật là gì?

09:31 | 14/10/2019
Chia sẻ
Gói thầu đồng bộ công nghệ, kĩ thuật là một tiêu chí để đánh giá, phân loại và lựa chọn gói thầu.
124487_dark-blue-powerpoint-backgrounds-invitation-templates_1600x1200_h

Gói thầu đồng bộ công nghệ, kĩ thuật (Nguồn: Desktop Background)

Gói thầu đồng bộ công nghệ, kĩ thuật

Gói thầu đồng bộ công nghệ, kĩ thuật là gói thầu mà các công việc trong đó không được mâu thuẫn với nhau về mục đích và tính chất. Điều này có nghĩa là không thể tách các công việc có liên quan chặt chẽ với nhau thành những gói thầu riêng lẻ, và cũng không thể ghép các nhu cầu mua sắm quá khác nhau vào một gói thầu.

Ví dụ thực tiễn về gói thầu đồng bộ công nghệ, kĩ thuật

Trong đấu thầu hàng hóa, một dây chuyền sản xuất gồm nhiều máy móc thiết bị thì không nên chia thành các gói thầu khác nhau để lựa chọn nhiều nhà thầu cung cấp mặc dù giá trị của dây chuyền sản xuất là lớn, vì phân chia như vậy có thể dẫn đến tình trạng từng thiết bị hoạt động tốt, song lại không phù hợp hoặc đồng bộ với nhau.

Trong đấu thầu xây lắp, đối với việc xây lắp đường dây truyền tải điện thì công việc xây dựng cột và lắp đặt đường dây không thể tách rời thành hai gói thầu riêng biệt. Đó là do hai công việc này phải thực hiện cùng tiến độ và phụ thuộc vào nhau rất nhiều.

Trong đấu thầu dịch vụ tư vấn, một số dịch vụ không được gộp chung vào một gói thầu do mâu thuẫn về mục đích, ví dụ như dịch vụ tư vấn thiết kế không thể trong cùng một gói thầu với dịch vụ thẩm định thiết kế. Trong khi đó, dịch vụ tư vấn lập hồ sơ mời thầu lại luôn đi kèm với đánh giá hồ sơ dự thầu do các công việc này liên quan chặt chẽ với nhau.

Hoặc, dịch vụ tư vấn thiết kế công trình xây dựng luôn đi kèm với dịch vụ khảo sát địa điểm xây dựng để tạo thành gói thầu khảo sát thiết kế, kết quả thực hiện gói thầu là bản thiết kế được lập dựa trên nhữn kết quả khảo sát. Việc gộp các dịch vụ tư vấn này vào một gói thầu vừa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ về công việc lại vừa đảm bảo qui mô không quá nhỏ.

Ví dụ, dự án đầu tư xây dựng trường học có nhu cầu mua sắm một số máy tính, máy in và máy chiếu để phục vụ công việc giảng dạy. Các máy móc, thiết bị này có đặc điểm chung đều là trang thiết bị văn phòng và trên thị trường có nhiều nhà cung cấp có khả năng đồng thời cung cấp cả ba loại này.

Vì thế, bên mua hoàn toàn có thể đưa tất cả các thiết bị này vào trong một lần tổ chức mua sắm để lựa chọn một nhà thầu cung cấp chúng. Trong tình huống này, nhu cầu mua sắm ba loại hàng hóa đã tạo thành một gói thầu. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Khai Hoan Chu