|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giao ước khẳng định (Affirmative Covenant/Positive Covenant) là gì?

17:18 | 06/04/2020
Chia sẻ
Giao ước khẳng định (tiếng Anh: Affirmative Covenant/Positive Covenant) là một sự đảm bảo hoặc hợp đồng yêu cầu một bên tuân thủ các điều khoản nhất định, được sử dụng để bảo vệ lợi ích của cả nhà phát hành và trái chủ.
Giao ước khẳng định (Affirmative Covenant/Positive Covenant) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: www.pinterest.de

Giao ước khẳng định

Khái niệm

Giao ước khẳng định hoặc giao ước phải thực hiện trong tiếng Anh là Affirmative Covenant hoặc Positive Covenant.

Giao ước khẳng định là một sự đảm bảo hoặc hợp đồng yêu cầu một bên tuân thủ các điều khoản nhất định.

Nội dung giao ước khẳng định trong phát hành trái phiếu

Các giao ước khẳng định thường có tính chất hành chính và không dẫn đến chi phí bổ sung. Về cơ bản, nó đòi hỏi người phát hành phải tuân thủ các điều khoản nhất định. Tuy nhiên nó không ràng buộc các quyết định của nhà phát hành về cách vận hành kinh doanh của mình.

Các điều khoản mà nhà phát hành cần tuân thủ thường là:

- Phác thảo những gì nhà phát hành sẽ làm với số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu;

- Bắt buộc nhà phát hành phải hứa trả lại tiền gốc của khoản vay khi đáo hạn;

- Bắt buộc nhà phát hành tuân thủ luật pháp và qui định, duy trì đầy đủ hợp đồng bảo hiểm tài sản hoặc cung cấp báo cáo kiểm toán kịp thời.

Trong các hợp đồng trái phiếu, giao ước khẳng định có thể được so sánh với các giao ước phủ định  - đòi hỏi một bên phải ngừng hoặc tránh làm điều gì đó, chẳng hạn như bán một số tài sản. Cả hai giao ước này đều được sử dụng để bảo vệ lợi ích của cả nhà phát hành và trái chủ.

Giao ước khẳng định và vay nợ cao (leveraged loan)

Vào tháng 9 năm 2017, Bloomberg đã viết một bài báo về việc thiếu các giao ước khẳng định (hoặc giao ước phủ định) trong các đợt phát hành mới.

Thuật ngữ "Ràng buộc lỏng" ("Covenant-lite") đã được sử dụng để mô tả một số khoản vay mới của các công ty đã có dư nợ cao (leveraged loan). Nếu không có các điều khoản bảo vệ, một công ty có khả năng trả phần lớn một khoản nợ mà không quan tâm đến hiệu quả kinh doanh.

Việc nới lỏng cho các điều khoản như vậy đã tạo ra nhận thức rằng một khoản vay phải có chất lượng kém nếu người vay cần dùng đến các giao ước. Hiện tại, một số người cho vay thậm chí không yêu cầu nhà phát hành phải đáp ứng các mục tiêu về hiệu quả kinh doanh theo kì.

(Nguồn tham khảo: Investopedia CFA level I, 2020)

Mai Phạm