|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giám định tư pháp xây dựng là gì? Qui định về giám định tư pháp xây dựng

15:53 | 22/10/2019
Chia sẻ
Giám định tư pháp xây dựng là việc đánh giá, kết luận về chuyên môn đối với những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trưng cầu.
developer-and-contractor

Giám định tư pháp xây dựng (Nguồn: Báo Mới)

Giám định tư pháp xây dựng

Giám định tư pháp xây dựng là việc cá nhân, tổ chức giám định tư pháp xây dựng sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, thuật, nghiệp vụ để đánh giá, kết luận về chuyên môn đối với những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo qui định của pháp luật.

Nội dung giám định tư pháp xây dựng

1. Giám định tư pháp về sự tuân thủ các qui định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm các giai đoạn: từ lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng công trình và khai thác sử dụng, bảo trì công trình.

2. Giám định tư pháp về chất lượng xây dựng bao gồm: giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, bộ phận công trình, công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng.

3. Giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình và các chi phí khác có liên quan bao gồm: giám định về tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, giá trị còn lại của công trình và các vấn đề khác có liên quan.

Thực hiện giám định tư pháp xây dựng

1. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp xây dựng lập và gửi bên yêu cầu giám định đề cương thực hiện giám định. Nội dung đề cương giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Danh mục các qui chuẩn thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;

b) Đối tượng và phạm vi giám định;

c) Danh sách nhân sự thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, các thông tin về năng lực của người chủ trì và các cá nhân thực hiện giám định;

d) Tên tổ chức và danh sách các cá nhân được thuê tham gia giám định (trường hợp thuê tổ chức hoặc các cá nhân khác có năng lực phù hợp theo qui định để thực hiện một hoặc một số phần việc liên quan đến nội dung giám định);

đ) Phương pháp thực hiện giám định;

e) Danh mục phòng thí nghiệm, danh mục các thiết bị được sử dụng (nếu có);

g) Chi phí thực hiện giám định, thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;

h) Các điều kiện khác theo qui định của pháp luật để thực hiện giám định. Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp xây dựng đề nghị với bên yêu cầu giám định cho thực hiện khảo sát sơ bộ đối tượng giám định để lập đề cương giám định, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.

2. Bên yêu cầu giám định xem xét đề cương để làm cơ sở thực hiện giám định. Tuỳ theo tính chất vụ việc được trưng cầu, yêu cầu giám định, bên yêu cầu giám định có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản nhà nước về xây dựng về các nội dung của đề cương.

3. Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp xây dựng thông báo bằng văn bản cho bên yêu cầu giám định biết các thay đổi về nhân sự thực hiện giám định hoặc các thay đổi khác liên quan đến quá trình thực hiện giám định như phát sinh khối lượng thực hiện, điều chỉnh thời gian hoàn thành công việc giám định... (nếu có).

4. Trong quá trình thực hiện, người chủ trì thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận quá trình và kết quả thực hiện giám định theo qui định. Văn bản ghi nhận quá trình giám định được lập dưới dạng nhật , được đánh số trang và có xác nhận của bên yêu cầu giám định. 

Nội dung văn bản ghi nhận quá trình và kết quả thực hiện giám định bao gồm: tình hình thực hiện giám định thực tế hàng ngày; nhân sự, trang thiết bị thực hiện; các kết quả quan trắc, đo đạc (nếu có); các vấn đề phát sinh nếu xảy ra trong quá trình thực hiện và các vấn đề khác có liên quan. (Theo Thông tư Số: 04/2014/TT-BXD)

Khai Hoan Chu

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.