|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giá trị cuối cùng (Terminal Value) là gì? Phân loại giá trị cuối cùng

09:36 | 12/06/2020
Chia sẻ
Giá trị cuối cùng (tiếng Anh: Terminal Value) là giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền trong tương lai, với giả định tăng trưởng ổn định vĩnh viễn.
Giá trị cuối cùng (Terminal Value) là gì? Phân loại giá trị cuối cùng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: TheStreet

Giá trị cuối cùng

Khái niệm

Giá trị cuối cùng trong tiếng Anh là Terminal Value.

Giá trị cuối cùng là giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền trong tương lai, với giả định tăng trưởng ổn định vĩnh viễn. Giá trị cuối cùng thường bao gồm một tỉ lệ lớn trong tổng giá trị được đánh giá.

Đặc điểm của giá trị cuối cùng

Dự báo sẽ ít chính xác hơn khi thời gian dự báo kéo dài hơn. Điều này cũng đúng trong tài chính, đặc biệt là khi ước tính dòng tiền của công ty trong tương lai. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần được định giá. Để giải quyết điều này, các nhà phân tích sử dụng các mô hình tài chính, chẳng hạn như định giá theo dòng tiền (DCF), cùng với các giả định nhất định để lấy tổng giá trị của một doanh nghiệp hoặc dự án.

Định giá theo dòng tiền (DCF) là một phương pháp phổ biến được sử dụng trong các nghiên cứu thực tiễn, việc mua bán công ty và định giá thị trường chứng khoán. Phương pháp này dựa trên lí thuyết rằng giá trị của một tài sản bằng với tất cả các dòng tiền trong tương lai có nguồn gốc từ tài sản đó. Các dòng tiền này phải được chiết khấu theo giá trị hiện tại với tỉ lệ chiết khấu đại diện cho chi phí vốn, chẳng hạn như lãi suất.

DCF có hai giai đoạn chính: giai đoạn dự báo và giá trị cuối cùng. Giai đoạn dự báo thường là khoảng 5 năm. Nếu giai đoạn kéo dài hơn thế thì tính chính xác của dự báo sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy tính toán giá trị cuối cùng trở nên quan trọng.

Có hai phương pháp thường được sử dụng để tính giá trị đầu cuối: tăng trưởng vĩnh viễn (Mô hình tăng trưởng Gordon) và bội số đầu ra (Exit mutiple). Mô hình tăng trưởng Gordon nói rằng một doanh nghiệp sẽ tiếp tục tạo ra dòng tiền với tốc độ không đổi mãi mãi trong khi bội số đầu ra giả định rằng một doanh nghiệp sẽ được bán cho nhiều số liệu thị trường. Các chuyên gia đầu tư thích cách tiếp cận của phương pháp bội số đầu ra trong khi các học giả ủng hộ mô hình tăng trưởng vĩnh viễn.

Phân loại giá trị cuối cùng

Phương pháp tăng trưởng vĩnh viễn

Giảm giá là cần thiết bởi vì giá trị thời gian của tiền tạo ra sự khác biệt giữa giá trị hiện tại và tương lai của một khoản tiền nhất định. Trong định giá doanh nghiệp, dòng tiền tự do hoặc cổ tức có thể được dự báo trong một khoảng thời gian riêng biệt. Nhưng việc thực hiện dự báo có thể trở nên khó khăn hơn khi các dự báo kéo dài hơn trong tương lai. Hơn nữa, rất khó để xác định thời gian chính xác khi một công ty ngừng hoạt động.

Để khắc phục những hạn chế này, các nhà đầu tư có thể cho rằng dòng tiền sẽ tăng trưởng với tốc độ ổn định mãi mãi, bắt đầu từ một thời điểm nào đó trong tương lai. Điều này thể hiện cho giá trị cuối cùng.

Giá trị cùng được tính bằng cách chia dự báo dòng tiền cuối cùng cho chênh lệch giữa tỉ lệ chiết khấu và tốc độ tăng trưởng cuối cùng. Giá trị cuối cùng sẽ ước tính giá trị của công ty sau giai đoạn dự báo. Công thức tính toán như sau:

(FCF * (1 + g)) / (d - g)

Trong đó:

FCF = Dòng tiền tự do cho giai đoạn dự báo cuối cùng 

g = tốc độ tăng trưởng cuối cùng 

d = tỉ lệ chiết khấu (thường là chi phí vốn bình quân gia quyền)

Tốc độ tăng trưởng cuối cùng là tốc độ không đổi mà một công ty dự kiến sẽ tăng trưởng mãi mãi. Tốc độ tăng trưởng này bắt đầu vào cuối giai đoạn dòng tiền dự báo cuối cùng trong mô hình dòng tiền chiết khấu và chuyển sang vĩnh viễn. Tốc độ tăng trưởng cuối cùng thường phù hợp với tỉ lệ lạm phát dài hạn, nhưng không cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quá khứ.  

Phương pháp bội số đầu ra

Nếu các nhà đầu tư giả định một số hoạt động hữu hạn, sẽ không cần sử dụng mô hình tăng trưởng vĩnh viễn. Thay vào đó, giá trị cuối cùng phải phản ánh giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản của công ty tại thời điểm đó. Điều này thường ngụ ý rằng vốn chủ sở hữu sẽ được mua bởi một công ty lớn hơn và giá trị của việc mua lại thường được tính bằng bội số đầu ra.

Công thức giá trị cuối cùng sử dụng phương thức bội số đầu ra là số liệu gần đây nhất (ví dụ: doanh số, EBITDA, ...) nhân với bội số quyết định (thường là trung bình của bội số đầu ra gần đây cho các giao dịch khác). 

(Theo Investopedia)

Lê Huy