|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giả thuyết kì vọng hợp lí (Rational expectation hypothesis) là gì? Nội dung chính

16:20 | 08/10/2019
Chia sẻ
Giả thuyết kì vọng hợp lí (tiếng Anh: Rational expectation hypothesis) do nhà kinh tế học người Mỹ Robert E. Lucas, Jr. phát triển ứng dụng giả thuyết kì vọng hợp lí đã thay đổi phân tích kinh tế vĩ mô và đào sâu nhận thức về chính sách kinh tế.
Untitled

Hình minh họa

Giả thuyết kì vọng hợp lí (Rational expectation hypothesis)

Khái niệm

Giả thuyết kì vọng hợp lí trong tiếng Anh là Rational expectation hypothesis.

Giả thuyết kì vọng hợp lí là giả thuyết cho rằng dự báo hay dự đoán của tác nhân kinh tế về các sự kiện tương lai nhìn chung không lệch và là kết quả của việc sử dụng toàn bộ thông tin thích hợp mà họ có vào thời điểm phải đưa ra quyết định. Chỉ có những thông tin mới nhận được mới tác động tới kì vọng hoặc hành vi của họ.

Nội dung chính về thuyết kì vọng hợp lí

Ngày 10 tháng 10 năm 1995, Viện Khoa học hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải khoa học Kinh tế tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1995 cho giáo sư Robert E. Lucas, Jr., Đại học Chicago, Hoa Kỳ đã phát triển và ứng dụng giả thuyết kì vọng hợp lí và nhờ đó đã thay đổi phân tích kinh tế vĩ mô và đào sâu nhận thức của chúng ta về chính sách kinh tế.

Chỉ tiêu cho đầu tư vào kinh doanh và hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn của kì vọng về tương lai của các nhà kinh doanh. Kì vọng là nhân tố chủ yếu gây ra chu kì kinh doanh. Nếu các nhà kinh doanh hoạt động trong điều kiện hiểu biết hoàn hảo, thì chu kì kinh doanh dưới dạng hiện nay có lẽ không tồn tại. 

Kì vọng đóng vai trò đáng kể trong các cuộc thương lượng về tiền lương, trong đó người chủ và người lao động phải dự kiến về các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, chẳng hạn như tỉ lệ lạm phát. Nếu các tác nhân kinh tế hiểu biết toàn diện về tương lai, ảo tưởng tiền tệ sẽ không tồn tại, và việc làm hay mức sử dụng lao động sẽ luôn phụ thuộc vào tiền lương thực tế.

Theo quan điểm thống kê, giả định này không hàm ý kì vọng luôn luôn chính xác. Sai số dự báo có thể phát sinh, nhưng nó không chệch và dự báo được. Về cơ bản, kì vọng tồn tại dưới dạng một phân phối xác suất có số bình quân và phương sai nhất định, mặc dù giả thuyết kì vọng hợp lí chủ yếu liên quan đến số bình quân.

Mô hình kì vọng hợp lí có thể áp dụng nhiều hơn cho các thị trường đang tiến đến sự cạnh tranh hoàn hảo và ít có tác dụng hơn khi được vận dụng vào việc phân tích các vấn đề kinh tế vĩ mô hiện đại.

Robert Lucas là một trong số những nhà kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đối với các nghiên cứu kinh tế vĩ mô từ năm 70 của thế kỉ 20. Công trình nghiên cứu của ông đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng và cách mạng. 

Ứng dụng của giả thuyết kì vọng hợp lí, sự ra đời của lí thuyết điểm cân bằng các chu kì kinh doanh, đã đi sâu vào những vấn đề sử dụng chính sách kinh tế để kiểm soát nền kinh tế và khả năng đánh giá các chính sách kinh tế với phương pháp thống kê. Ngoài nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, những đóng góp khác của giáo sư còn có tác động vô cùng lớn với nghiên cứu trong các lĩnh vực khác.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

TH