|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giá bù trừ (Clearing Price) là gì? Đặc điểm và ví dụ

17:53 | 11/05/2020
Chia sẻ
Giá bù trừ (tiếng Anh: Clearing Price) là giá trị tiền tệ cân bằng của chứng khoán, tài sản hoặc hàng hóa được giao dịch, được xác định bởi quá trình mua bán, hay rộng hơn là bởi sự tác động của lượng cung và lượng cầu.
Giá thanh toán bù trừ (Clearing Price) là gì? Đặc điểm và ví dụ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Clean energy wire)

Giá bù trừ

Khái niệm

Giá bù trừ trong tiếng Anh là Clearing Price.

Giá bù trừ, hay giá cân bằng, là giá trị tiền tệ cân bằng của chứng khoán, tài sản hoặc hàng hóa được giao dịch. Giá bù trừ được xác định bởi quá trình mua bán, hay rộng hơn là bởi sự tác động của lượng cung và lượng cầu.

Đặc điểm của Giá bù trừ

Trong bất kì thị trường giao dịch nào, người bán muốn tài sản đạt được giá cao nhất có thể, trong khi các nhà đầu tư quan tâm lại mong muốn giá mua thấp nhất có thể.

Sẽ có một mức giá thỏa mãn được người mua và người bán, giá đó gọi là giá bù trừ. Giá bù trừ của chứng khoán hoặc tài sản sẽ là giá mà tại đó nó vừa mới được giao dịch gần đây nhất.

Trong một thị trường giao dịch tích cực với nhiều người tham gia ở cả hai phía, việc phát hiện giá có thể diễn ra nhanh chóng, đặc biệt khi báo giá chào mua và chào bán được cập nhật liên tục theo thời gian thực thông qua sàn giao dịch điện tử.

Phần lớn các cổ phiếu được được giao dịch theo cách xác định giá bù trừ. Tuy nhiên, giá bù trừ cho những chứng khoán có tính riêng tư sẽ mất nhiều thời gian để xác định giữa người mua và người bán hơn, tương tự như những tài sản có tính thanh khoản thấp.

Đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ, giá bù trừ thị trường cũng được xác định chủ yếu bởi sự tương tác giữa cung và cầu. Giao điểm của đường cầu dốc xuống và đường cung dốc lên biểu thị giá cân bằng (Equilibrium price), hoặc giá bù trừ cho sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ví dụ về Giá bù trừ

Lấy ví dụ về chiếc điện thoại thông minh cao cấp chẳng hạn. Nếu nhà sản xuất đặt giá quá cao thì sẽ có thặng dư; nếu đặt giá quá thấp, thì nhu cầu có thể khiến nhà sản xuất thiếu hàng tồn kho.

Trong cả hai trường hợp, giả sử không có những xích mích trên thị trường, quá trình điều chỉnh giữa cung và cầu sẽ diễn ra để tìm được giá bù trừ cho chiếc điện thoại thông minh. Lúc này, nhà sản xuất sẽ hạ giá nếu đặt quá cao hoặc sẽ tăng giá nếu giá được đặt quá thấp.

Ngoài ra, các tín hiệu của cầu có thể khiến nhà sản xuất giảm hoặc tăng sản lượng.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng