|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Flash Crash là gì? Một số sự kiện flash crash đã xảy ra trong lịch sử thị trường chứng khoán

15:00 | 17/04/2020
Chia sẻ
Flash crash là một sự kiện xảy ra trong thị trường chứng khoán điện tử, trong đó, việc rút lệnh cổ phiếu nhanh chóng đã khuếch đại sự tụt giá chứng khoán.
Flash Crash là gì? Một số sự kiện flash crash đã xảy ra trong lịch sử thị trường chứng khoán - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Chat With Traders)

Flash Crash

Khái niệm

Flash crash là một sự kiện xảy ra trong thị trường chứng khoán điện tử, trong đó, việc rút lệnh cổ phiếu nhanh chóng đã khuếch đại sự tụt giá chứng khoán. Kết quả là một đợt bán tháo chứng khoán nhanh chóng xảy ra trong vài phút, dẫn đễn sự sụt giảm nghiêm trọng. 

Sự cố flash crash trở nên trầm trọng hơn khi các chương trình giao dịch trên máy tính phản ứng với những bất thường trên thị trường, chẳng hạn như bán mạnh một hoặc nhiều chứng khoán, và bắt đầu tự động bán khối lượng lớn với tốc độc cực kì nhanh chóng để tránh thua lỗ.

Flash crash có thể kích hoạt cơ chế cầu dao tại các sàn giao dịch chứng khoán lớn như NYSE, tạm dừng giao dịch cho đến khi các lệnh mua và bán có thể được khớp bằng nhau và giao dịch có thể tiếp tục một cách có trật tự. 

Một số sự kiện flash crash đã xảy ra trong lịch sử

Ngay sau 2 giờ 30 phút chiều ngày 6/5/2010, một vụ flash crash đã xảy ra khi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm trong 10 phút, mức giảm lớn nhất trong lịch sử tại thời điểm đó. Hơn 1.000 tỉ USD vốn đã bốc hơi, mặc dù thị trường đã lấy lại 70% vào cuối ngày.

Các báo cáo ban đầu cho rằng sự cố xảy ra do một lệnh nhập sai, và nguyên nhân của sự cố được cho là do Navinder Sarao, một trader giao dịch tương lai ở vùng ngoại ô London. Người này đã nhận tội vì đã cố gắng "lừa gạt thị trường" bằng cách nhanh chóng mua và bán hàng trăm hợp đồng E-mini S & P Futures thông qua Sàn giao dịch Chicago (CME).

Đã có những sự cố flash crash trong lịch sử, trong đó khối lượng lệnh do máy tính tính tạo ra vượt quá khả năng sàn giao dịch có thể duy trì được lưu lượng lệnh phù hợp:

- Ngày 24/8/2015: Một cuộc bán tháo ở châu Á đã kích hoạt sự sụt giảm giá của các hợp đồng chứng khoán tương lai châu Âu và Mỹ trước khi thị trường Mỹ mở cửa. Đầu ngày giao dịch, chỉ số Dow bắt đầu giảm hơn 1000 điểm nhưng đã phục hồi được một nửa trong những phút giao dịch đầu tiên. Nguyên nhân bán tháo xảy ra do lo ngại về suy thoái kinh tế của Trung Quốc và sự không chắc chắn xung quanh chính sách tăng lãi suất của Fed.

- Ngày 22/8/2013: Giao dịch đã bị tạm dừng tại Nasdaq trong hơn ba tiếng khi các máy tính tại NYSE không thể xử lí thông tin định giá từ Nasdaq.

- Ngày 18/5/2012: IPO của Facebook, về bản chất thì không phải một sự cố flash crash. Nhưng cổ phiếu của Facebook đã bị kẹt trong 30 phút tại buổi chào bán vì một trục trặc đã ngăn cản Nasdaq định giá chính xác cổ phiếu, gây thiệt hại 460 triệu đô la.

Ngăn chặn Flash crash

Khi giao dịch chứng khoán đã trở thành một ngành công nghiệp được vi tính hóa ngày càng nhiều, và được điều khiển bởi các thuật toán phức tạp trên các mạng lưới toàn cầu, thì xu hướng bị trục trặc, sai sót và thậm chí là flash crash đã tăng lên. Trước vấn đề này, các sàn giao dịch toàn cầu như NYSE, Nasdaq và CME đã đưa ra các biện pháp và cơ chế bảo mật mạnh mẽ hơn để ngăn chặn chúng và những tổn thất không tưởng mà chúng có thể gây ra. 

Ví dụ, họ đã đặt các cơ chế cầu dao trên toàn thị trường để kích hoạt tạm dừng hoặc dừng hoàn toàn các hoạt động giao dịch. Sự sụt giảm 7% hoặc 13% trong chỉ số thị trường sẽ làm đóng cửa các giao dịch tạm thời trong 15 phút. Nếu sự cố với hơn 20% sụt giảm thì sẽ tạm dừng giao dịch đến hết ngày.

SEC cũng cấm các truy cập không căn cứ hoặc kết nối trực tiếp đến sàn giao dịch. Các công ty giao dịch tần số cao, những người đã bị đổ lỗi cho việc gây ra hiệu ứng của flash crash, thường sử dụng mã của nhà môi giới của họ để truy cập trực tiếp vào các sàn giao dịch. Các biện pháp như vậy không thể hoàn toàn loại bỏ các flash crash, nhưng chúng có thể giảm thiểu thiệt hại mà sự cố này gây ra. 

(Theo Investopedia)

Ích Y