|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

FiinGroup: Doanh nghiệp Việt đứng nhìn công ty nước ngoài hưởng hết lợi ích từ thương chiến Mỹ - Trung?

17:52 | 14/08/2019
Chia sẻ
Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc sở hữu năng lực sản xuất tương đồng, đặc biệt là chi phí nhân công rẻ, phù hợp cho các ngành thâm dụng lao động, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ là kẻ "đứng ngoài" nhìn công ty Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,... lấy đi lợi ích mà cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mang lại.
1

Ảnh: Nikkei Asian Review

Hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ: Việt Nam vs. Trung Quốc

Việt Nam sở hữu năng lực sản xuất tương đồng với Trung Quốc đại lục, khi mà cả hai nước đều có thể tận dụng chi phí nhân công rẻ cho các ngành công nghiệp thâm dụng nhân lực.

Theo FiinGroup, 4 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu từ Trung Quốc sang Mỹ chiếm 61% tổng giá trị xuất khẩu trong khi con số này với Việt Nam là 65%.

4 mặt hàng được nhắc đến bao gồm máy móc và thiết bị điện; máy móc thông thường; đồ nội thất; và may mặc.

2

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ.

Năng lực sản xuất tương đồng và bối cảnh địa chính trị hiện tại, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã thúc đẩy nhiều nhà nhập khẩu Mỹ chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Quá trình này diễn ra ở cả 4 mặt hàng nhập khẩu chính, đặc biệt là máy móc và thiết bị điện khi mà so với cùng kì năm ngoái, giá trị xuất khẩu loại sản phẩm này từ Việt Nam sang Mỹ tăng 87% trong 5 tháng đầu năm 2019, trong khi ở Trung Quốc ghi nhận mức sụt giảm 13%.

1

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ.

Xuất khẩu hàng may mặc

Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu lớn đều là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Các công ty địa phương chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ.

Chẳng hạn, đối với mặt hàng quần áo, doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 16% giá trị xuất khẩu trong 12 tháng qua.

Mặc dù giá trị xuất khẩu tăng theo cấp số nhân, khối lượng hàng hóa phân phối sang Mỹ chủ yếu đến từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở ở Việt Nam.

Trong quá trình giúp khách hàng thâm nhập thị trường Việt Nam, FiinGroup nhận thấy nhiều công ty lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản và đặc biệt là Trung Quốc (gồm đại lục và Đài Loan) hiện đã thành lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam để tận dụng chính sách mở và các hiệp định thương mại tự do.

Các hãng dệt may Hàn Quốc là đối tượng thắng "đậm" nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, với việc 143 công ty Hàn Quốc chiếm khoảng 50% tổng giá trị xuất khẩu.

3

Nguồn: Tổng cục Hải quan, FiinGroup.

Phần lớn trong số này là công ty con của các tập đoàn sản xuất hàng OEM lớn của Hàn Quốc như Hansoll, Sae-A, Nobland và Hansae.

Các công ty này thâm nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 2000 và đã xây dựng chuỗi cung ứng hoàn thiện. Một số công ty như Hansae và Nobland thậm chí còn mở nhà máy hỗ trợ như nhà máy nhuộm vải, nhà máy đóng gói tại Việt Nam để hậu thuẫn cho khâu sản xuất chính.

Mức độ hiện diện của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn là 16% trong giai đoạn 6/2018 - 6/2019. Chỉ một số nhà sản xuất có uy tín như Hà Phong, Gia Phú, Sông Hồng, L&T,...mới có đủ năng lực và kinh nghiệm để tiếp cận khách hàng nước ngoài.

Phần lớn doanh nghiệp may mặc Việt Nam vẫn còn có qui mô nhỏ và không đáp ứng yêu cầu của khách hàng nước ngoài về chất lượng, số lượng và giá thành.

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện

Đối với mặt hàng xuất khẩu chính khác là điện thoại và linh kiện, vấn đề thậm chí còn rõ nét hơn. Gần như không có doanh nghiệp Việt Nam nào góp mặt trong chuỗi giá trị.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan đóng góp đến 98% tổng điện thoại và linh kiện xuất khẩu của Việt Nam, mà phần lớn là đến từ Samsung và Foxconn.

4

Nguồn: Tổng cục Hải quan, FiinGroup.

Mức tăng trưởng 87% trong tổng giá trị xuất khẩu máy móc và thiết bị điện trong 5 tháng đầu năm 2019 cũng đến từ hai công ty nước ngoài này.

Samsung và Foxconn đã thâm nhập thị trường Việt Nam một thời gian dài trước khi Tổng thống Trump khởi xướng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Nhằm tránh mức thuế suất cao, Samsung và Foxconn đã tiến hành cắt giảm sản xuất tại Trung Quốc và tăng sản lượng tại Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam chỉ đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu theo hướng gián tiếp. Không có đủ nguyên liệu thô, kĩ năng và chuỗi cung ứng, phần lớn doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất linh kiện và phụ kiện điện thoại đẻ cung cấp cho Samsung và Foxconn.

Lợi ích dành cho Việt Nam cũng rất hạn chế khi đề cập đến thu nhập thuế, tỉ lệ sử dụng lao động,...

Các "ông lớn" trong lĩnh vực đồ nội thất và máy móc thông thường

Một lần nữa, các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài mới là "tay chơi" sừng sỏ trong lĩnh vực này. Chỉ duy nhất một công ty Việt Nam hiện đang nằm trong top 5 của mỗi lĩnh vực.

Tên công tyLĩnh vựcQuốc giaDoanh số
năm 2018
(tỉ VNĐ)
Tăng trưởng
doanh số
năm 2018
(tỉ VNĐ)
Wanek Furniture
Limited Liability Company
Nội thấtMỹ
13.65917%
Aa CorporationNội thất
Việt Nam2.02936%
Keyseen Vietnam 
Company Limited
Nội thất
Đài Loan652148%
Kaiser 1 Furniture
Industry (Vietnam)
Nội thất
Đài Loan2.54018%
Grand Wood One
Member Company Limited
Nội thất
Trung Quốc2.22621%
Rorze RobotechMáy mócNhật Bản2.417103%
East West
Industries Vietnam
Máy móc
Mỹ1.24895%
Zeng Hsing Industrial Máy móc
Việt Nam2.74528%
Haiduong Pump
Manufacturing
Joint Stock Company
Máy móc
Đài Loan827117%
Juki (Vietnam)Máy móc
Nhật Bản1.77830%

Phần lớn doanh nghiệp ghi nhận giá trị tăng trưởng cao nhất đều đến từ Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Hoạt động sản xuất của họ chủ yếu phục vụ thị trường nước ngoài, do đó hiệu suất của loạt doanh nghiệp này đang chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Trong khi đó, rất ít công ty Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu đáng kể trong năm 2018. Tương tự ngành may mặc và máy móc/thiết bị điện, nội thất và máy móc thông thường cũng chịu thiệt vì thiếu nguyên liệu thô.

Khi buộc phải nhập hàng hóa, phụ tùng máy móc từ nước ngoài, chi phí sản xuất của các công ty trong nước có thể cao hơn nhiều so với công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Tóm lại, chỉ một vài công ty Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu: Doanh nghiệp trong nước thường phải nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc để phục vụ sản xuất. Nhiều khách hàng Mỹ vẫn tiếp tục mua hàng từ đối tác Trung Quốc hoặc từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất tại Việt Nam vì họ đề xuất mức giá rẻ hơn doanh nghiệp Việt Nam.

Cơ hội cho Việt Nam là rất rõ ràng, nhưng nhận ra ai là đối tượng được hưởng lợi cần sự nỗ lực nghiêm túc từ các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp.

Bằng cách tăng cường hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang nhận về lợi ích lớn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, những lợi ích này sẽ bị hạn chế nếu vấn đề cốt lõi chưa được giải quyết. Thiếu nguyên liệu thô, nhân lực lành nghề và công nghệ sẽ tiếp tục ngăn cản Việt Nam phát huy tối đa tiềm năng. 

Yên Khê