|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Dự phòng vĩ mô (Macro-hedge) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

10:49 | 03/12/2019
Chia sẻ
Dự phòng vĩ mô (tiếng Anh: Macro-hedge) là một kĩ thuật đầu tư nhằm hạn chế hoặc loại bỏ các rủi ro hệ thống trong danh mục đầu tư.
FN-AH663_FN_MAC_M_20190711094630

Hình minh họa. Nguồn: Fnlondon.com

Dự phòng vĩ mô

Khái niệm

Dự phòng vĩ mô, tiếng Anh gọi là macro-hedge.

Dự phòng vĩ mô là một kĩ thuật đầu tư nhằm hạn chế hoặc loại bỏ các rủi ro hệ thống trong danh mục đầu tư.

Chiến lược dự phòng vĩ mô thường liên quan đến việc sử dụng các công cụ phái sinh để mở vị thế bán đối với các nhân tố xúc tác trong thị trường chung mà có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của một danh mục đầu tư hay một tài sản cơ sở cụ thể.

Hiểu rõ hơn về dự phòng vĩ mô

Dự phòng vĩ mô yêu cầu việc sử dụng các công cụ phái sinh để giúp cho các nhà quản lí danh mục đầu tư có thể mở vị thế ngược lại đối với loại tài sản mục tiêu mà họ tin rằng sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các nhân tố xúc tác vĩ mô.

Yếu tố vĩ mô trong dự phòng vĩ mô thể hiện cho mục đích hạn chế rủi ro đến từ các sự kiện có tính vĩ mô. Chính vì thế, dự phòng vĩ mô yêu cầu phải có được một tầm nhìn bao quát, khả năng thu thập số liệu kinh tế và kĩ năng dự báo những phản ứng của thị trường và các chứng khoán đầu tư khi xu hướng xuất hiện. Tuy vậy, đôi khi dự phòng vĩ mô cũng có thể dễ dàng nhìn thấy trước được kết quả từ chuỗi những sự kiện trước đó.

Dù trong trường hợp nào, dự phòng vĩ mô cũng cần phải có khả năng tiếp cận sâu vào nền tảng giao dịch và tùy biến công cụ tài chính nhằm tạo ra một vĩ thế thích hợp trên thị trường. Vì vậy mà dự phòng rủi ro thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư điêu luyện và các nhà quản lí danh mục đầu tư chuyên nghiệp.

Những nhà đầu tư không có điều kiện tiếp cận bao quát với thị trường hay các công cụ tài chính để dự phòng vĩ mô thì có thể tìm đến các sản phẩm dịch vụ tài chính khác như quĩ đầu tư ETF.

Chiến lược phòng vệ thay thế

Chiến lược dự phòng vĩ mô thường được coi là chiến lược đầu tư thay thế vì nó không nằm trong dạng đầu tư mua và nắm giữ dài hạn. Việc sử dụng công cụ phái sinh cũng làm tăng rủi ro mất vốn trong một danh mục vì kĩ thuật dùng công cụ phái sinh đòi hỏi phải tốn thêm chi phí để mở các vị thế trên một tài sản cơ sở. Vì phải sử dụng thêm đòn bẩy nên cũng yêu cầu lợi nhuận từ đầu tư phải cao hơn tỉ lệ vay.

Tuy nhiên, chiến lược dự phòng vĩ mô sẽ rất hiệu quả nếu những xu hướng mạnh mẽ của thị trường xuất hiện. Nó có thể được dùng để đảm bảo cho một phần danh mục có thể bị ảnh hưởng từ biến động thị trường. Việc này được thực hiện bằng cách mở thêm một vị thế ngược lại đối với phần danh mục đó. Hoặc có thể dùng để tăng tỉ trọng những chứng khoán có dự báo khả quan.

(Theo Investopedia)

Thiên Cơ

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.