Theo chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh, năm 2023 tỷ giá “may mắn” nhờ kinh tế tăng trưởng chậm, nhu cầu nhập khẩu xuống thấp, giúp có xuất siêu, song sang đến năm 2024, nhập siêu đang có dấu hiệu "bùng lại" áp lực lên tỷ giá chắc chắn sẽ gia tăng.
Theo nhà phân tích, hiện các yếu tố rủi ro có thể tác động trọng yếu đến thị trường chứng khoán là áp lực tỷ giá và lãi suất. Việc rung lắc tại vùng đỉnh cũ là bình thường. Quán tính giảm điểm của VN-Index có thể tạm thời chưa kết thúc, ngưỡng hỗ trợ gần quanh 1.240 – 1.250 điểm.
Rót tiền vào đâu luôn là mối quan tâm thường trực của các nhà đầu tư. Việc quyết định đầu tư vàng, cổ phiếu hay bất động sản... phụ thuộc vào tình hình vĩ mô cùng những thông tin kinh tế, xã hội trong nước và thế giới. Tuy nhiên, không có công thức chung nào cho tất cả. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể điều chỉnh chiến lược phù hợp với bối cảnh kinh tế và khẩu vị của bản thân nhằm gia tăng lợi nhuận.
Các chuyên gia cảnh báo trong thời gian tới, áp lực lạm phát sẽ gia tăng và cần được chú ý khi tăng trưởng tín dụng kỳ vọng sẽ tăng tốc để đạt mục tiêu 15% trong năm nay.
Quỹ ngoại ghi nhận hiệu suất đầu tư âm 6,57% trong tháng 4. 10 khoản đầu tư lớn nhất đang chiếm hơn 45% danh mục, gồm: FPT, VNM, MWG, MSN, PLX, STB, CTG, HPG, VRE, BVH.
Đa phần các công ty chứng khoán (CTCK) nhận định thị trường sẽ diễn biến khó lường trong tháng 5. Tuy nhiên, sau đợt giảm tháng 4, giá của nhiều mã cổ phiếu đã về vùng hấp dẫn hơn. Những nhịp biến động (nếu có) sẽ là cơ hội để cơ cấu danh mục.
Theo BSC, trong tháng 5 các thông tin hỗ trợ sẽ ít dần do doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính, họp ĐHĐCĐ và kế hoạch kinh doanh trong tháng 4. Điều này có thể dẫn đến biến động khó lường cho thị trường chứng khoán.
Theo các chuyên gia, lượng dự trữ ngoại hối đã giảm mạnh cùng với áp lực tỷ giá, lạm phát vẫn ở mức cao là những lý do khiến NHNN có thể thận trọng hơn trong việc duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ.
Các chuyên gia của TCAM cho rằng việc Fed có thể giảm lãi suất trong thời gian tới có thể mở ra cơ hội đầu tư khả quan vào chứng khoán Việt Nam. Các nhóm ngành cần quan sát gồm ngân hàng, xuất nhập khẩu, bán lẻ, vật liệu, khu công nghiệp, công nghệ hay các doanh nghiệp trả cổ tức cao.
Dù đã có sự cải thiện song tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm vẫn chưa đạt như kỳ vọng, cho thấy nhu cầu tiêu dùng trong nước đang ở mức thấp do nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thách thức.
Ngay khi NHNN thông báo bán dự trữ ngoại hối giao ngay, thanh khoản ngoại hối đã được cải thiện, một số đơn vị đã đẩy mạnh bán ra USD. Đây là những bước ban đầu để neo kỳ vọng thị trường trong ngắn hạn.
Theo GS TS. Trần Thọ Đạt, hiện khả năng Fed lùi thời gian hạ lãi suất từ tháng 6 sang tháng 9 đã khá rõ. Vì vậy, NHNN cần tính toán tới câu chuyện dự trữ ngoại hối, nhập khẩu bao nhiêu vàng là vừa để bình ổn giá vàng trong nước mà không ảnh hưởng đến tỷ giá.
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc chiến lược Dragon Capital dự báo, áp lực tỷ giá có thể khiến NHNN nâng lãi suất tiền gửi thêm 50-150 điểm trong 3-6 tháng tới. Đây là yếu tố vĩ mô lớn nhất có thể tác động đến thị trường chứng khoán.
Theo ước tính của Nhóm Ngân hàng Thế giới, nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng lên thị trường mới nổi, sẽ có khả năng thu hút khoảng 25 tỷ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam cho tới năm 2030.
Tại tọa đàm "Investor Day quý I/2024 - Theo dấu dòng tiền, nắm bắt thời cơ" ngày 16/4, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Khối đầu tư của Dragon Capital, đã chia sẻ nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như thị trường chứng khoán.
Theo các chuyên gia, việc NHNN đấu thầu vàng sẽ khiến giá vàng trong nước giảm mạnh, thu hẹp khoảng cách với vàng thế giới nhưng không xử lý được câu chuyện giá vàng SJC 'một mình một chợ' vì vẫn độc quyền.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV dự báo lợi nhuận ngân hàng năm nay có thể tăng 10-15% nhưng có sự phân hóa nhờ yếu tố vĩ mô thuận lợi hơn.