|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Tăng trưởng GDP có thể giảm 2 điểm % khi Mỹ áp thuế 46%

08:05 | 08/04/2025
Chia sẻ
Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, khi Mỹ áp thuế đối ứng không chỉ việc xuất khẩu sang Mỹ giảm mà xuất khẩu sang các nước khác cũng chậm lại, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm 4,8 – 6,3 điểm %, tăng trưởng GDP có thể giảm 2 – 2,5% so với kịch bản không bị áp thuế.

Ngày 2/4, Tổng thống Trump đã tuyên bố danh sách áp thuế đối ứng với 60 nước, trong đó mức thuế với Việt Nam là 46%, có hiệu lực ngày 9/4. Nhận định về diễn biến này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành,Trường Chính sách công Fulbright.

Ông Nguyễn Xuân Thành -Trường Chính sách công Fulbright tại sự kiện Diễn đàn Đầu tư (VIF). (Ảnh: VNB).

- Thưa ông, Mỹ vừa công bố áp mức thuế đối ứng lên tới 46% với Việt Nam, đây cũng là một trong những mức thuế cao nhất mà Mỹ đưa ra, ông đánh giá như thế nào về động thái này? Đây là một biện pháp phòng vệ thương mại thuần túy, hay mang tính chất chiến lược đặc biệt hơn?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Về mặt chính trị, chính sách thuế quan mà ông Trump vừa đưa ra khẳng định một cách mạnh mẽ chính sách bảo hộ của Mỹ. Đây cũng là những cam kết của ông Trump khi tranh cử Tổng thống và nhằm đa mục tiêu.

Thứ nhất là xây dựng rào cản thương mại bằng thuế quan trên diện rộng để hạn chế nhập khẩu vào Mỹ, giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với phần còn lại của thế giới và tạo tiền để hồi phục lại các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo. Đây cũng là thông điệp chính trị mà Tổng thống Mỹ tin rằng đã đưa mình quay trở lại được Nhà Trắng.

Một điểm nữa là trong các nhóm cố vấn của Mỹ, thì nhóm của ông Peter Navarro - Cố vấn Thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có ảnh hưởng rất mạnh. 

Đường lối của ông Peter Navarro đưa ra là quyết liệt bảo vệ chính sách đánh thuế bất chấp những tác động lớn đối với thị trường chứng khoán hay nền kinh tế Mỹ, dù việc áp thuế có gây ra lạm phát hay làm suy giảm tăng trưng, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng. Bởi ông cho rằng bất kể đau thương, thì việc đánh thuế với hàng hoá nhập khẩu tuy nền kinh tế suy giảm trong ngắn hạn nhưng dài hạn vẫn được lợi về chính trị và khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Việc áp thuế cũng nhằm tạo không gian tài khoá để cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân của Mỹ. Bởi muốn cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp và người dân ngân sách cần có khoản thu ngân sách khác để bù vào. Đây là nguyên nhân dẫn tới việc Tổng thống Trump liên tục đưa ra các chính sách đánh thuế chuyện diễn rộng và ở mức cao đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Rêng với thuế đối ứng, có thể thấy mức thuế này được đưa ra chủ yếu dựa trên tỷ lệ thâm hụt thương mại của Mỹ. Công thức này tính thuế này áp dụng cho tất cả các nước trừ Mexico, Canada và những nước Mỹ có thâm hụt thương mại thấp hoặc thặng dư thì sẽ chỉ bị thuế 10%.

Trên thực tế, biểu thuế đối ứng mà Mỹ đưa ra không tính toán đến mức độ bảo hộ của các nước đối tác, cũng không tính toán đến quan hệ chiến lược giữa Mỹ và cũng không tính toán đến những hành động của các nước nhằm đáp ứng yêu cầu của phía Mỹ cả về thuế quan hay những vấn đề phi kinh tế khác. Điều này mở ra cơ hội các nước đối tác đều có thể đàm phán với Mỹ.

- Theo tính toán của Mỹ, mức thuế mà Việt Nam áp với họ lên tới 90%, tuy nhiên, Bộ Tài chính đã khẳng định tổng hợp tất cả các mức thuế mà Việt Nam áp dụng với hàng hoá Mỹ cũng không thể cao như con số này mà còn nhiều yếu tố khác? Vậy những yếu tố nào được Mỹ đưa ra khi cân nhắc áp thuế đối ứng với các quốc gia?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Mức thuế đối ứng mà ông Trump đưa ra ngày 2/4 gần như không có cân nhắc gì khác ngoài tỷ lệ thâm hụt thương mại của Mỹ. Thế nhưng mà điều này mở ra cơ hội là nếu như cân nhắc những yếu tố khác, nhất là việc giảm thuế hay nỗ lực cân bằng cán cân thương mại của những nước khác thì sẽ đàm phán được với Mỹ.

Vấn đề quan trọng bây giờ là mức độ là sẽ giảm được bao nhiêu % thuế đối ứng. Quá trình đàm phán tiếp theo khá là ngắn, chỉ có vài ngày và điều quan trọng là hàng chục quốc gia đều chạy đua tiếp cận chính quyền của Tổng thống Trump như Việt Nam. Hiện Mỹ công bố là đã có hơn 50 quốc gia có động thái đàm phán với Mỹ.

Vì vậy, trong một khung thời gian ngắn như thế liệu Mỹ có lắng nghe và tiếp nhận những cam kết mà Việt Nam đưa ra hay không sẽ là vấn đề quan trọng nhất. Phải làm sao trước khi thuế đối ứng có hiệu lực thì Việt Nam sẽ nhận được một mức thuế suất hợp lý hơn. 

- So với nhiều đối thủ như Thái Lan chỉ bị áp mức 36%, Ấn độ 26%, Indonesia 32%, Malaysia 24%, Bangladesh 37%, Philippines 17%, Pakistan 29%...Việt Nam bị áp cao hơn nhiều, điều này sẽ tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Có thể nói, nếu bị áp mức thuế đối ứng 46% thì tác động sẽ vô cùng lớn đến kinh tế Việt Nam. Nếu như Việt Nam không đàm phán được và phải chịu thuế đối 46%, thì tức mức này là cao hơn mức chung (10%) là 36% điểm trong khi 4 nước ASEAN là Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan thì bị đánh thuế từ 17% cho đến 36%.

Nếu như như vậy, hàng hoá Việt Nam xuất sang Mỹ sẽ chịu thuế cao hơn 10 - 29% so với 4 nước ASEAN kiaKhi đó, tác động đầu tiên sẽ là giảm xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Đặt giả thuyết sơ bộ nếu thuế đối ứng  46%, thì ít nhất xuất khẩu phải giảm đến một nửa, khoảng 23%. Thế nhưng mà trên thực tế, tại vì tất cả các nước khác đều bị áp thuế thế nên là mức sụt giảm sẽ giảm nhẹ đi.

Và thứ hai là nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu nằm ở nhóm hàng hoá có giá trị thấp, không phải hàng xa xỉ như: Hàng dệt may, giày da, thuỷ hải sản. Những mặt hàng này người dân Mỹ vẫn phải nhập và sử dụng hàng này. Cho nên, theo tôi ước tính xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ có thể giảm từ 12 - 16 điểm trong năm nay.

Tuy nhiên, tác động lớn hơn của đợt đánh thuế này không chỉ với thị trường Mỹ mà còn đến kinh tế toàn cầu. Đối với Mỹ và phần còn lại của thế giới, thì mức thuế cao như thế này sẽ khiến cho không chỉ tăng trưởng kinh tế của Mỹ suy giảm mà tất cả các nước trên thế giới cũng đều suy giảm.

Đó là còn chưa tính đến câu chuyện là trả đũa, hiện Trung Quốc đã tuyên bố sẽ áp thuế trả đũa Mỹ, sắp tới có thể là EU hay những nước khác. Tâm lý sợ rủi ro của cả doanh nghiệp và người dân toàn cầu trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan khốc liệt sẽ bùng lên và khiến cho các  doanh nghiệp cắt giảm đầu tư, người dân cắt giảm chi tiêu.

 

Như vậy thì xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khác cũng sẽ giảm đi. Bản thân các nước họ cũng khó khăn do chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan, thì họ cũng sẽ giảm nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, xuất khẩu sang EU, Trung Quốc cũng sẽ sụt giảm.

vậy, tính cả việc xuất khẩu sang Mỹ giảm và xuất khẩu sang các nước chậm lại thì tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm 4,8 – 6,3 điểm % so với kịch bản không bị áp thuế. Từ đó, tăng trưởng GDP có thể giảm 2 – 2,5%.

- Ngoài yếu tố thuế và thâm hụt thương mại, ông Trump còn nhắc đến vấn đề thao túng tiền tệ. Vậy Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp gì để giảm bớt căng thẳng?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Thực ra thì phía Mỹ cũng đã ghi nhận những động thái rất tích cực của Việt Nam là “minh bchhợp tác. Minh bch tức là gì? Việt Nam sẵn sàng để trao đổi và cung cấp thông tin để giải quyết trình với Mỹ là Việt Nam không hề thao túng tiền tệ.

Đúng là ở giai đoạn phát triển này, Việt Nam không thể nào mà thả nổi tỷ giá. Nhưng mà Việt Nam cũng không cứng nhắc cố định tỷ giá và cũng không can thiệp tỷ giá một chiều và đặc biệt là không hề can thiệp theo hướng là giữ cho đồng Việt Nam có giá thấp để tăng cạnh tranh cho xuất khẩu. Việc can thiệp của Việt Nam nếu có chỉ là để tránh tỷ giá biến động quá mức trong một giai đoạn ngắn.

Yếu tố hợp tác được thể hiện trong việc là trước những quan ngại, những nghi ngờ của phía Mỹ thì Việt Nam sẵn sàng giải trình.

Điểm thứ hai đó là cam kết lộ trình điều hành tỷ giá của Việt Nam sẽ ngày một linh hoạt hơn. Việt Nam không thể nào ngay ngày một, ngày hai nói là sẽ phải thả nổi tỷ giá được nhưng hướng điều hành t giá và thực tiễn đã chứng minh cho phía Mỹ thấy Việt Nam đang ngày càng điều hành linh hoạt hơn.

Từ nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng thống Trump cho đến bây giờ, việc điều hành tỷ giá của Việt Nam rõ ràng đã linh hoạt hơn rất nhiều. Điều cần làm bây giờ là cho họ thấy sự cam kết và thuyết phục được phía Mỹ rằng Việt Nam sẽ tiếp tục điều hành theo hướng này.

- Những vấn đề bất ổn trên thế giới, như việc Mỹ áp thuế đối ứng sẽ tạo ra thách thức như thế nào trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Mặc dù đang đứng trước rủi ro rất lớn về thuế quan tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho biết rằng Việt Nam không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng. Vì vậy, chính sách tiền tệ đang đứng trước thách thức khi vừa phải hỗ trợ tăng tưởng vừa phải ổn định tỷ giá để không bị gắn mác “thao túng tiền tệ”.

Nếu bị áp thuế đối ứng 46% thì tăng trưởng GDP năm nay có thể sẽ giảm khoảng 2 điểm % so với kịch bản không bị áp thuế. Việc xuất khẩu sang các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng, ở trong nước các doanh nghiệp cũng sẽ có xu hướng co lại, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là bộ phận là người lao động khu công nghiệp.

Khi mà các đơn hàng xuất khẩu giảm đi giống như trong năm 2023, thì việc làm và tiêu dùng là sẽ suy giảm. Trong bối cảnh đó, chính sách tiền tệ sẽ phải điều hành theo hướng hỗ trợ tăng trưởng còn cao hơn nữa.

Thế nhưng chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ cho tăng trưởng cao hơn nữa, để khắc phục một phần tác động của xuất khẩu suy giảm thì lại làm cho tiền đồng suy yếu.

 

Nhất là ngay sau khi Mỹ áp thuế mà tiền đồng giảm mạnh thì lại gây rủi ro bị gắn mác là chủ động phá giá để mà tạo thế cạnh tranh cho xuất khẩu, nhằm vô hiệu hóa tác động của thuế. Vì vậy, việc điều hành chính sách tiền tệ trong giai đoạn này rất thách thức.

Tuy nhiên, điều chắc chắn là sẽ phải nới lỏng chính sách tiền tệ thêm nữa và cũng chấp nhận tiền đồng mất giá một phần, nhưng mà cũng không thể làm một cách quá mạnh tay được.

Vì vậy, trước mắt cần nỗ lực để giảm mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ đưa ra. Những phát biểu của Tổng thống Trump không hề là mang tính tiêu cực cho Việt Nam cho nên cơ hội để giảm thuế là rất cao. Ngay cả khi thuế đối ứng có hiệu lực từ 9/4 thì Việt Nam vẫn có cơ hội bởi không chỉ trong năm nay mà trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Trump Việt Nam vẫn tiếp tục đàm phán để giảm thuế suất.

- Một số chuyên gia cho rằng Việt Nam thực chất chỉ hưởng lợi một phần nhỏ từ xuất siêu, bởi hơn 70% giá trị xuất khẩu sang Mỹ đến từ khối FDI. Vậy, việc áp thuế này tác động như thế nào đến khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Trong số hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, có 4 nhóm chủ lực trong đó có các mặt hàng như: Điện tử, điện thoại thông minh, thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị, điện tử, máy móc cơ khí.

Các nhóm này đang có tổng kim ngạch xuất khẩu là 70,5 tỷ đồng, chiếm 51,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam. Đây cũng là nhóm hàng hoá bị tác động mạnh nhất bởi độ co giãn cầu nhập khẩu từ Mỹ là cao.

Khi người tiêu dùng Mỹ cắt giảm chi tiêu vẫn phải chi cho các khoản thiết yếu, đời sống như: Quần áo, giày dép, thực phẩm nhưng sẽ cắt giảm mua sắm hàng điện tử. Các doanh nghiệp cũng sẽ cắt giảm đầu tư sẽ mua thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị điện, cơ khí.

vậy, gánh nặng sẽ đặt nhiều lên các doanh nghiệp FDI sản xuất các mặt hàng này tại Việt Nam. Còn tác động với vĩ mô trong nước là việc làm. Người lao động trong các khu công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.

Tác động tiêu cực thứ hai đó là giải ngân các dự án FDI mới sẽ chậm lại, thế nhưng ngay lập tức thì sẽ chưa có tác động chuyển dịch nhà máy. Khác với thị trường chứng khoán, khối ngoại bán ròng ngay khi có thông tin tiêu cực còn với các doanh nghiệp FDI thì việc chuyển dịch sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí.

điều quan trọng là ngay cả khi chuyển sang các nước khác thì vẫn bị Mỹ áp thuế. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không đàm phán được và bị Mỹ duy trì mức thuế đối ứng 46% này trong suốt cả nhiệm kỳ thì lúc đó mới có tác động chuyển dịch với doanh nghiệp FDI.

Ngay cả khi, các nước ASEAN bị áp thuế thấp hơn, Việt Nam cũng không quá quan ngại bởi chúng ra vẫn có lợi thế hoặc các đối thủ như Bangladesh hay Ấn Độ cũng bị áp thuế. Vậy nên là trước mắt thì sẽ chưa có sự chuyển dịch đâu nhưng tâm lý chờ đợi và chần chừ của nhà đầu tư sẽ có nên việc giải ngân FDI sẽ chậm lại, thu hút đầu tư mới cũng khó khăn hơn.

- Việt Nam cần làm gì để thích ứng linh hoạt hơn trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng bị siết lại?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Thứ nhất, Việt Nam cần phối hợp với các đối tác thể hiện rằng chúng ta đang nỗ lực tối đa, một mặt ủng hộ những điều chỉnh trong các thể chế thương mại, đầu tư và kinh tế đa phương theo hướng cân bằng hơn để xoa dịu căng thẳng với Mỹ nhưng một mặt vẫn phải đứng ra bảo vệ một hệ thống quy định quốc tế dựa vào quy tắc. 

Mỹ đang ngày càng thể hiện rõ xu hướng bảo hộ thương mại, tuy nhiên động thái của Việt Nam đang được các nước khác rất ghi nhận khi không đi theo xu hướng đáp trả hay bảo hộ mà vẫn tích cực đàm phán để hợp tác.

Tuy nhiên, Việt Nam luôn thực hiện các cam kết quốc tế và tuân thủ quy định. Ví dụ như việc ban hành Nghị định 73 cắt giảm thuế suất nhập khẩu, mục tiêu là để nhằm giải quyết những cái quan ngại từ phía Mỹ nhưng Việt Nam không giảm riêng cho Mỹ mà giảm cho rất cả các quốc gia tối huệ quốc theo nguyên tắc của WTO.

Khi Việt Nam làm như vậy thì các nước trong đó có Anh, Trung Quốc, ASEAN, Australia, New Zealand đều ghi nhận là Việt Nam là một nước tôn trọng các cam kết quốc tế và các FTA.

Điều này cũng có cơ hội cho Việt Nam tiếp tục tìm kiếm thêm các hiệp định thương mại tự do mới ngay cả trong bối cảnh khó khăn này.

Xin cảm ơn ông!

Hạ An

Thống đốc NHNN: Diễn biến tỷ giá phức tạp, khó lường sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết thị trường tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp hàng ngày hàng giờ. Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường để điều hành các công cụ, giải pháp với thời điều và liều lượng hợp lý.