Ngày 4/4, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu các Chi cục hải quan tìm hiểu khó khăn của doanh nghiệp để có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ trước việc áp thuế đối ứng của Mỹ.
Vitas cho biết các doanh nghiệp rất lo lắng và có tâm lý bất an về mức thuế suất 46% của Mỹ, do biên lợi nhuận của dệt may hiện rất mỏng và phải cạnh tranh gay gắt với các nước khác.
VASEP đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Chuyên gia CBRE đánh giá, bất động sản công nghiệp Việt Nam được hưởng lợi lớn từ sự chuyển dịch sản xuất của Trung Quốc sang Đông Nam Á. Vì vậy, đây sẽ là phân khúc chịu tác động đầu tiên khi các khách hàng thuê mới cũng như khách thuê mở rộng sẽ thận trọng hơn khi đầu tư.
Theo chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn, Việt Nam cần giải thích rõ, dù thặng dư thương mại lớn nhưng Việt Nam hoàn toàn không cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá sản xuất tại thị trường nội địa của họ.
Theo một số nhà phân tích, các ngành nguyên liệu công nghiệp như cao su, nhựa, giấy và bao bì tuy có chịu thuế nhưng mức độ ảnh hưởng ở phạm vi hẹp hơn do tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ không lớn. Ngoài ra, một số mặt hàng chiến lược như đất hiếm, khoáng sản công nghiệp vẫn được duy trì xuất khẩu do nằm trong diện miễn trừ thuế.
Nhiều doanh nghiệp niêm yết đang phụ thuộc lớn vào xuất khẩu tại Mỹ, với tỷ trọng bán hàng lên đến hàng chục phần trăm, như May Sông Hồng, Vinatex, Phú Tài, Vĩnh Hoàn, Sao Ta, Nam Kim...
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, quyết định áp thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước, không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Trong đàm phán, Việt Nam cần nhấn mạnh chương trình cải cách kinh tế tổng thể và không nên đàm phán với Mỹ theo từng lĩnh vực, vì Mỹ đã áp thuế toàn diện để tránh việc phải quản lý hàng trăm lĩnh vực cùng lúc.
Chuyên gia VinaCapital cho rằng, mức thuế đối ứng 46% chỉ là điểm khởi đầu trong chiến lược đàm phán của chính quyền Tổng thống Trump. Ông dự báo trong tuần tới sẽ có các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ liên quan đến vấn đề này.
Theo đại diện May 10, dù chưa có thuế suất chi tiết đối với từng mã hàng song, dù là nào con số nào cũng chắn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế đối ứng do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu và giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì, chỉ đạo các bộ, ngành tổ chức lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp xuất khẩu.
Chỉ còn một tuần nữa, đến ngày 9/4, mức thuế 46% của Mỹ áp cho hàng hoá Việt Nam sẽ có hiệu lực, vậy Việt Nam cần làm gì để giảm bớt tình hình căng thẳng trong chính sách thuế quan với Mỹ?