Đòn bẩy tổng hợp (Total Leverage - TL) và công thức DTL
Hình minh họa. Nguồn: Mydigitalweek
Đòn bẩy tổng hợp
Khái niệm
Đòn bẩy tổng hợp trong tiếng Anh là Total Leverage, viết tắt là TL.
Đòn bẩy tổng hợp là sự phối hợp giữa đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tổng hợp là khái niệm phản ánh mức độ ảnh hưởng tổng hợp của chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định đến lợi nhuận của vốn chủ sở hữu khi có sự thay đổi của doanh thu.
Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi. Những đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ tỉ lệ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh.
Còn độ lớn của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỉ số mắc nợ, không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Do đó, đòn bẩy tài chính tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay.
Đo lường mức độ đòn bẩy tổng hợp
Khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế để khuếch đại vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi.
Sự ảnh hưởng này diễn ra qua hai bước:
- Bước thứ nhất, khi số lượng tiêu thụ thay đổi do tác động của đòn bẩy kinh doanh làm cho lợi nhuận trước thuế và lãi vay thay đổi.
- Bước thứ hai, khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay thay đổi, do tác động của đòn bẩy tài chính làm cho lợi nhuận của vốn chủ sở hữu thay đổi. Độ lớn của đòn bẩy tổng hợp thường được kí hiệu là DTL (Degree of Total Leverage). Độ lớn của đòn bẩy tổng hợp tại một mức doanh thu gốc được tính theo công thức sau:
Trong đó:
EBIT: là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
EPS: lợi nhuận của vốn chủ sở hữu
Q: doanh thu hoặc sản lượng
Như vậy, với một kết cấu chi phí kinh doanh và kết cấu vốn cố định, độ lớn của đòn bẩy tổng hợp cho chúng ta biết % thay đổi lợi nhuận của vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi 1%.
Vì DTL là một hàm số của DOL và DFL nên một doanh nghiệp muốn đạt được DTL ở một mức nào đó thì có thể kết hợp sự bù trừ giữa DOL và DFL (nếu DOL đã cao thì DFL thấp và ngược lại).
Ví dụ: nếu một công ty có mức tăng EBIT 40%, doanh thu Q tăng 30% và lợi nhuận vốn chủ sở hữu EPS tăng 50%, khi đó:
DOL = EBIT/Q = 40/30 = 1,333
DFL = EPS/EBIT = 50/40 = 1,25
DTL = DOL x DFL = 1,333 x 1,25 = 1,67
Như vậy, khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận của vốn chủ sở hữu tăng 1,67%.
(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/