|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Dính chặt lấy smartphone, luôn trì hoãn và để ngày dài trôi đi vô ích? Đừng lo lắng, bạn không hề đơn độc

19:17 | 24/08/2021
Chia sẻ
Tại sao chúng ta không thể chỉ đơn giản làm một điều gì đó cho xong và giải pháp cho điều này là gì?
Bạn không lười biếng hoặc vô kỷ luật, chỉ là có sự kháng cự bên trong. - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ: Zhang Kenny.

Một bài viết của tiến sĩ Jane Elliott

Khi viết luận án tiến sĩ, tôi đã có những hàng tháng trời tệ hại, không đơn thuần chỉ là vài tuần. Kiểu như khi mỗi ngày bạn thức dậy và nghĩ: “Hôm nay mình sẽ bắt tay vào làm điều này” và rồi sau đó bạn… chẳng nhấc lấy một ngón tay mà làm gì cả. 

Bằng một cách thần kỳ nào đó, một ngày dài trôi qua, chẳng mấy chốc mà đồng hồ điểm 11 giờ khuya mà bạn vẫn chưa làm xong gì hết và bạn có cảm giác giờ đi ngủ cũng chẳng sao, mình có thể bắt đầu lại vào ngày mai, và rồi lại có một cảm giác chán chường rằng bản thân sẽ tiếp tục như vậy. Và vâng, hành động ấy cứ thế lặp lại!

Tất nhiên, không nhất thiết phải làm những thứ "đao to búa lớn" như học tiến sĩ để trải nghiệm điều này. "Vòng lặp địa ngục" tại-sao-tôi-không-chỉ-đơn-thuần-làm-việc-này có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi bạn đang cố gắng làm điều gì đó mà bạn quan tâm, một thứ lớn lao và mới mẻ theo cách nào đó. 

Và một khi trải nghiệm này thực sự bắt đầu, bạn có thể thấy tự ghê tởm bản thân đến mức nó bắt đầu ăn mòn và phá hủy cảm xúc của bạn theo cách tệ hại nhất. Đây không phải chuyện để đùa. 

Tại sao bạn không cảm thấy tự ghê tởm bản thân khi mỗi ngày vi phạm lời hứa với bản thân về điều gì đó quan trọng đối với và rồi chẳng biết tại sao như thế và rồi không thể dừng lại... và rồi không có ai khác để đổ lỗi vì BẠN ĐANG LÀM TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU NÀY CHO CHÍNH MÌNH vì một lý do nào đó mà bạn thậm chí còn không hiểu?

Thường thì đa phần mọi người hay cho rằng, câu trả lời cho điều này nằm ở việc chúng ta có vấn đề, dù ít hay nhiều thì chúng ta vẫn là những kẻ lười biếng, kém năng suất và vô trách nhiệm, đã để bản thân bám chặt lấy chiếc điện thoại, trở nên trì hoãn, cũng như không hề tập trung vào cuộc sống hiện tại (chánh niệm), v.v.. 

Theo các chuyên gia khai vấn, chính 'bộ não bò sát' của chúng ta ngăn cản bản thân tiến hóa như cách loài người mong đợi, một thứ mà chúng ta có từ lúc sinh ra. Về cơ bản, bất cứ điều gì ngăn cản chúng ta làm việc là điều gì đó không ổn với chúng ta hoặc hành vi của chúng ta, điều gì đó cần được kiểm soát, xóa bỏ, thuần hóa, hay cần được “quẳng” lại phía sau hoặc đặt lại ch đúng vị trí của nó.

Trong 15 năm giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn như vậy, chưa kể quãng thời gian sống để tự mình vượt qua chúng, tôi đã chắc chắn 100% về hai điều: cách suy nghĩ đó về vấn đề này là không chính xác và chắc chắn chẳng giúp ích gì cho bạn.

Bạn không lười biếng. Bạn không vô kỷ luật. Bạn không vô trách nhiệm. Bạn không đơn thuần chỉ là mắc hội chứng bí ẩn "Hãy cứ không làm đi!" (Just Can't Do It)

Mà là, bạn đang gặp phải sự phản kháng bên trong. Và sự kháng cự bên trong này không phải là một khuyết điểm, và nó cũng không mạnh mẽ như ta thường lầm tưởng. Đó là một khía cạnh của sự sáng tạo và phát triển của con người, và nó có thể được quản lý. Nhưng chúng ta phải bắt đầu bằng cách nhận biết nó là gì.

Thế nào là cản trở nội tại?

Trong cuốn sách Cuộc chiến Nghệ thuật, nhà văn Steven Pressfield đặt tên cho những thứ ngăn cản chúng ta sử dụng khả năng của mình là “Sự kháng cự” (the Resistance). Nó là một "thế lực thù địch" bí ẩn, một kẻ thù mà ta cần phải chiến đấu hết mình. Trong hình dung của Pressfield, chúng ta dành mỗi ngày để chống lại nó trong một trận chiến trường kỳ có vẻ kéo dài đến vô tận.

Mô hình của Pressfield đã giúp ích cho rất nhiều người, bao gồm cả tôi. Nhưng tôi nghĩ cuối cùng thì ông ấy chỉ đúng khoảng một nửa. Vâng, sự phản kháng là bản chất của việc sử dụng khả năng của bạn và ta phải đối mặt với nó hàng ngày. Nhưng nó không phải là một thứ gì đó tàn ác ngăn cản sự tồn tại của chúng ta. Và coi nó như một kẻ thù mà ta phải chiến đấu chống lại, vừa là một nỗ lực thất bại vừa là một cơ hội bị bỏ lỡ.

Sự phản kháng bên trong không phải là một cái gì đó ghê tởm sẵn có trong vũ trụ. Đó không phải là Mặt tối đáng sợ! Đó là một phần của chúng ta và nó được phát triển từ chính "mảnh đất" nơi mà mọi tài năng, kỹ năng và mục tiêu mà chúng ta được hình thành: đó là bộ não, trải nghiệm cá nhân, gia đình và văn hóa của chúng ta.

Bởi vì "mảnh đất" đó là khác nhau tùy theo mỗi cá nhân, nên sự phản kháng bên trong của mỗi người đều có nguyên nhân, "mùi vị" và ảnh hưởng không giống nhau. Nhưng điểm chung của chúng là đều báo hiệu một điều gì đó và gợi lên nỗi sợ hãi về sự đau đớn.

Sự phản kháng bên trong là một nỗ lực của bản thân để né tránh sự đau khổ hay vất vả mà ta thường mường tượng trong đầu như là cái giá phải trả cho việc thực hiện điều gì đó thành công.

Nguyên nhân gây ra điều này có thể rất đa dạng, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, nó thường gắn liền với việc ta thường hình dung đến việc mất đi tình cảm hay sự kết nối từ ai đó hoặc từ chính bản thân. Cứ thử nghĩ mà xem, còn điều gì khác đủ kinh khủng để khiến ta né tránh làm điều gì đó?

Vậy thì, bạn có thể làm gì với sự phản kháng bên trong mình?

Nếu bạn nghĩ về sự cản trở nội tại theo cách này, bạn có thể thấy rõ ràng tại sao việc tiếp cận nó thông qua những ý niệm về sự lười biếng hoặc thiếu kỷ luật lại vô ích đến vậy. Đây không phải là lười biếng - nó tràn đầy năng lượng là đằng khác! Cần biết rằng chúng ta phải nỗ lực rất nhiều để chống lại khao khát thành công của bản thân hết ngày này qua ngày khác.

Và nếu cố gắng sử dụng kỷ luật để tăng tốc, chúng ta sẽ gặp phải một phiên bản khác của cùng một vấn đề, bởi vì cuối cùng chúng ta càng làm tăng sự phản kháng: càng có vẻ như chúng ta sẽ về đến đích, thì nỗi sợ hãi càng lớn và sự phản kháng càng mạnh mẽ.

Về cơ bản, chúng ta đã bị mắc kẹt trong một cuộc chiến tinh thần, và khi bạn cố gắng gò ép bản thân, sự phản kháng sẽ bùng nổ ngày càng mạnh mẽ hơn.

Vậy chúng ta có thể làm gì khác?

Dưới đây là một mẹo để bắt đầu giải quyết việc này:

1. Nhận ra rằng sự phản kháng bên trong đang đứng về phía bạn. Một phần của những gì quá khủng khiếp về chu-kỳ-không-làm-việc-ta-cần-làm này là cảm thấy giống như tự hủy hoại bản thân. Nhưng thực ra, nó không muốn tiêu diệt chúng ta; nó thực sự muốn điều ngược lại! Nó xuất hiện để bảo vệ chúng ta khỏi đau đớn và khổ sở.

Bạn không đang tự hủy hoại bản thân mình. Về cơ bản, bạn chỉ có hai ý tưởng sâu xa và mâu thuẫn nhau về điều gì là tốt nhất cho mình: làm, hay không làm điều gì đó.

2. Suy tưởng về sự đau khổ khi làm việc khiến bộ não trở nên lo lắng. Khi ta hiểu chính xác nỗi đau mà chúng ta sợ và tại sao, chúng ta có thể làm gì đó để giảm bớt những nỗi sợ này. Sự phản kháng bên trong không phải là bất di bất dịch - nó xảy ra có lý do, nó phản ứng với các viễn cảnh, để tạo không gian cho những cảm xúc giống như những mối đe dọa - nhưng mà, để thay đổi nó, bạn cần phải hiểu thông điệp mà nó muốn gửi đến bạn là gì.

3. "Đàm phán". Bạn có thể không thể tìm ra điều gì đang thúc đẩy sự phản kháng bên trong của mình ngay lập tức, và ngay cả khi đã làm như vậy, bạn có thể mất một khoảng thời gian để tìm ra cách giải quyết nỗi sợ hãi và lo lắng về nỗi đau. Trong khi chờ đợi, tôi đề nghị bạn mặc cả với nó. Liệu nó có cho phép bạn làm việc trong 10 phút? Còn 5 phút thì sao? Nếu bạn không thể làm việc được, bạn có thể tự nói chuyện với bản thân để tìm ra cách làm? Bạn nghĩ sao về việc "rang tôm" (brainstorm - động não) trong bồn tắm?

Bạn có thể suy nghĩ thông suốt hơn nhiều, chỉ bằng cách chuyển góc nhìn từ “Tôi cần dùng ý chí để ép mình thôi tồi tệ và lười biếng” sang “Tôi đang trải qua rất nhiều phản kháng bên trong, hãy để tôi sáng tạo trong khi làm việc với nó hôm nay ”.

4. Nhận ra rằng bạn không đơn độc trong việc này. Ngay cả khi sự phản kháng không phải là một thứ siêu nhiên, tôi nghĩ Pressfield đã đúng khi hình dung rằng hầu hết chúng ta đều phải đối diện với nó. Vâng, hiếm có người không - hoặc ít nhất là trông không có vẻ như vậy - hm, có những người có vẻ chẳng gặp trở ngại nào và cứ làm tới thôi. Nhưng tôi sẵn sàng cá rằng bạn cũng có vẻ trông giống như vậy trong mắt ai đó trong suốt cuộc đời của mình.

Hãy lắng nghe sự phản kháng của bạn

Có một lý do khác khiến tôi nghĩ rằng chúng ta nên coi sự phản kháng bên trong như một thứ tốt lành hơn là một điều đáng ghét. Nó chứa rất nhiều ẩn ý về những gì chúng ta thầm tin rằng mình có thể làm được. Chẳng hạn, bộ não của bạn sẽ không quá sợ hãi về những cái giá phải trả khi bạn làm một việc nếu nó nghĩ rằng bạn sẽ làm một điều gì đó đáng quên và không quan trọng.

Tương tự, có thể hữu ích khi nhớ rằng lực cản bên trong của bạn cũng là thước đo mức độ bạn thực sự muốn thực hiện việc này, bất kể chúng ta không quản lý được rằng có bao nhiêu ngày mà ta chẳng hề muốn làm điều đó. Lý do duy nhất khiến cuộc chiến giằng co này vẫn chưa kết thúc - lý do duy nhất khiến ta thấy mỗi ngày đều rất căng thẳng - là bởi vì chúng vẫn đang cố gắng hướng tới mục tiêu cũng như kiên định với nó thay vì từ bỏ.

Còn hiện tại, trông bạn có vẻ buồn chán và kiệt sức vì cảm giác dù làm hay không thì vẫn cảm thấy mất mát đi điều gì đó. Nhưng đó là lý do tại sao chúng ta nên tìm hiểu sự phản kháng bên trong này. 

Khi làm như vậy, ta có thể ngừng giằng co và bắt đầu đối phó với những "bãi mìn" cảm xúc phía trước mặt mà ta chắc chắn rằng “đoàn quân” của mình sẽ gặp phải. Đôi khi nỗi sợ hãi hóa ra chỉ là tưởng tượng, và đôi khi nỗi đau lại rất thực. Nhưng dù thế nào đi nữa, chúng cũng chỉ trở thành một phần của trải nghiệm làm điều mà chúng ta muốn làm, hơn là rào cản cho việc thực hiện nó ngay từ đầu.

Đạt Thái

Cập nhật kết quả quý I ngân hàng: Techcombank tạm dẫn đầu, LPBank báo lãi tăng mạnh nhất
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I với lợi nhuận phân hoá rõ nét, bảng xếp hạng lợi nhuận lại tiếp tục có xáo trộn với sự vươn lên trước của Techcombank.