|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Điều gì khiến làn sóng lây nhiễm thứ hai của COVID-19 rất đáng lo ngại?

09:02 | 25/04/2020
Chia sẻ
Khi chính phủ các nước trên thế giới cân nhắc thời điểm dỡ bỏ lệnh phong tỏa đang làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu, nỗi sợ hãi trong tâm trí nhiều người có thể được diễn tả trong 6 từ: làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Sau khi được dập tắt, đại dịch COVID-19 có thể bùng phát trở lại với sức công phá mạnh mẽ hơn và lặp lại vòng tuần hoàn cũ: số ca nhiễm tăng lên, hệ thống y tế oằn mình chống đỡ và chính phủ xem xét phong tỏa đất nước.

1. Làn sóng lây nhiễm thứ hai là gì?

Theo Bloomberg, đại dịch thường do các mầm bệnh mới gây ra mà hệ miễn dịch của đại đa số con người không thể chống lại. Đó chính là cơ sở để đại dịch bùng phát trên toàn cầu.

Các đại dịch nói chung thường ít xảy ra, nhưng cúm lại có tần suất xuất hiện khá cao. Thông thường, một biến thể mới của virus cúm lan truyền trên khắp thế giới và sau đó thoái trào, tương tự như sóng thần. Vài tháng sau đó, virus cúm quay lại và lây lan lần nữa trên toàn cầu, hoặc nhiều khu vực trên thế giới.

2. Điều gì khiến làn sóng lây nhiễm thứ nhất rút lui?

Thời tiết có thể tạm thời đánh bại dịch cúm, khi đó cúm sẽ di chuyển đến bán cầu nam trong khi bán cầu bắc nóng lên trong mùa hè và ngược lại.

Virus cũng có thể lây nhiễm cho một nhóm đông dân cư ở hầu hết các khu vực, giúp họ hình thành hệ miễn dịch chống bị tái nhiễm và có thể tạo nên hệ miễn dịch cộng đồng (tức bảo vệ cả các cá nhân chưa bị nhiễm bằng cách ngăn virus lây lan).

Trong trường hợp của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19, các nước trên thế giới đã ban hành lệnh hạn chế di chuyển trên qui mô chưa từng thấy và người dân cũng tình nguyện thực hiện giãn cách xã hội, giúp ngăn không cho virus dễ dàng lây lan rộng.

Tại sao làn sóng lây nhiễm thứ hai của COVID-19 rất đáng lo ngại? - Ảnh 1.

3. Làm thế nào virus quay trở lại?

Theo Bloomberg, có một số khả năng có thể lí giải cho sự tái xuất của virus. Ở dịch cúm và cũng có thể là COVID-19, thời tiết mát mẻ thường là khởi đầu. Mầm bệnh cũng có thể đột biến. Các virus cúm gần như luôn luôn đột biến.

Vào mùa thu năm 1918, làn sóng lây nhiễm thứ hai của dịch cúm Tây Ban Nha đã diễn ra và khiến nhiều người tử vong hơn so với đợt đầu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng làn sóng lây nhiễm thứ hai của dịch cúm Tây Ban Nha là do một đột biến khiến virus một lần nữa qua mặt hệ miễn dịch của hầu hết mọi người.

Một khả năng khác chính là virus lây lan đến các nhóm dân số chưa nhiễm bệnh trước đó và không có khả năng miễn dịch.

4. Tại sao SARS không có làn sóng lây nhiễm thứ hai?

Dịch SARS bùng phát tại châu Á vào năm 2002 - 2003 nhưng chưa bao giờ đạt đến qui mô đại dịch. Mặc dù cũng do một chủng virus corona gây ra, SARS lại không dễ lây lan như virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19.

SARS lây lan chủ yếu ở các bệnh viện và một số địa điểm khác, nơi mà mọi người có tiếp xúc gần với dịch cơ thể (đờm, nước mũi, nước bọt, ...) của bệnh nhân dương tính với SARS.

Ebola là một mầm bệnh tương đối mới với con người. Ebola đã bùng phát theo từng đợt nhất định tại châu Phi, nhưng Ebola vẫn không đủ khả năng để lây nhiễm trên toàn thế giới như COVID-19 dù dịch này rất dễ lây lan ở một số điều kiện cụ thể.

5. Khả năng xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ hai đến từ đâu?

Bloomberg nhận định thế giới đã có một số gợi ý từ Trung Quốc về rủi ro của làn sóng lây nhiễm thứ hai. Một số khu vực ở đất nước tỉ dân từng được gỡ bỏ phong tỏa đã phải áp lệnh hạn chế di chuyển trở lại vào tháng 3 vì các ca xác nhận nhiễm mới.

Phần lớn thế giới đang vật lộn để kiểm soát đợt lây nhiễm đầu tiên. Hầu hết các khu vực đã kiểm soát được dịch bệnh đều phải áp dụng lệnh hạn chế di chuyển nhằm làm chậm tốc độ lây lan của COVID-19.

Tuy nhiên, nhiều người dân có thể bị lây nhiễm một khi họ ngừng giãn cách xã hội và trở lại cuộc sống bình thường, làm tăng khả năng xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ hai.

6. Điều gì có thể ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ hai?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị các nước nên nới lỏng lệnh phong tỏa theo từng giai đoạn nhằm từ từ đánh giá tính hiệu quả của các bước đi trước khi mở cửa đất nước ở qui mô lớn hơn.

Các chuyên gia nói rằng trong mọi trường hợp, chìa khóa để duy trì tỉ lệ lây nhiễm ở mức thấp mà không phong tỏa người dân chính là tăng cường năng lực xét nghiệm và kiểm tra lịch sử dịch tễ.

Giới chức y tế thế giới cần phải tìm ra người nhiễm, cách li bệnh nhân và xác định các cá nhân mới tiếp xúc với họ, từ đó tiến hành xét nghiệm và cách li thêm các ca nghi nhiễm nếu cần thiết.

Cuối cùng, nhiều khả năng khi có đủ người dân tiếp xúc với COVID-19, hệ miễn dịch cộng đồng sẽ được hình thành và ngăn dịch bệnh lây lan, hoặc một loại vắc xin ngừa COVID-19 có thể sẽ được cấp phép.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Yên Khê

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.