|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Dây chuyền lắp ráp (Assembly Line) là gì? Lịch sử của dây chuyền lắp ráp

21:44 | 22/04/2020
Chia sẻ
Dây chuyền lắp ráp (tiếng Anh: Assembly Line) là một qui trình sản xuất chia việc sản xuất hàng hóa thành các bước theo một trình tự được xác định trước.
Dây chuyền lắp ráp (Assembly Line) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Dây chuyền lắp ráp (Assembly Line)

Khái niệm

Dây chuyền lắp ráp trong tiếng Anh là Assembly Line.

Dây chuyền lắp ráp là một qui trình sản xuất chia việc sản xuất hàng hóa thành các bước theo một trình tự được xác định trước. Dây chuyền lắp ráp là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm. 

Họ có thể giảm chi phí lao động vì người lao động dù không có kĩ năng nhưng vẫn có thể dễ dàng được đào tạo để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Thay vì thuê một thợ thủ công lành nghề để lắp ráp toàn bộ đồ nội thất hoặc động cơ xe, các công ty sẽ thuê một công nhân để lắp chân ghế vào chiếc ghế đẩu hoặc bu-lông vào máy.

Lịch sử của dây chuyền lắp ráp

Sự ra đời của dây chuyền lắp ráp đã thay đổi mạnh mẽ cách thức sản xuất hàng hóa. Credit Henry Ford là người đã thiết lập một dây chuyền lắp ráp vào năm 1908 để sản xuất những chiếc xe Model T của mình. 

Trước đây, nhiều công nhân sẽ lắp ráp cho một sản phẩm (hoặc một bộ phận lớn của nó), nhưng khi có dây chuyền sản xuất thì một công nhân có thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ liên quan đến việc tạo ra sản phẩm. 

Mặt khác, dây chuyền lắp ráp có các công nhân (hoặc máy móc) hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể để tạo ra sản phẩm khi tiếp tục làm việc với dây chuyền sản xuất thay vì hoàn thành một loạt các nhiệm vụ khác nhau. Điều này làm tăng hiệu quả bằng cách tối đa hóa lượng hàng hóa mà một công nhân có thể tạo ra so với chi phí lao động.

Khi nào nên sử dụng dây chuyền lắp ráp?

Việc xác định những nhiệm vụ cá nhân phải được hoàn thành, khi nào chúng cần được hoàn thành và ai sẽ hoàn thành chúng là một bước quan trọng trong việc thiết lập một dây chuyền lắp ráp hiệu quả. 

Các sản phẩm phức tạp, chẳng hạn như ô tô, phải được chia thành các thành phần mà máy móc và công nhân có thể nhanh chóng lắp ráp. Các công ty sử dụng phương pháp thiết kế để lắp ráp (DFA) để phân tích một sản phẩm và thiết kế của nó nhằm xác định thứ tự lắp ráp, cũng như để xác định các vấn đề có thể ảnh hưởng đến từng nhiệm vụ. Mỗi nhiệm vụ sau đó được phân loại thành thủ công, robot hoặc tự động, sau đó được chỉ định cho các trạm riêng lẻ dọc theo sàn nhà máy sản xuất.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy

Dragon Capital: Thị trường tài chính biến động sau bầu cử tổng thống Mỹ, chứng khoán Việt Nam khó giảm điểm thêm
Dragon Capital nhận định việc ông Donald Trump đắc cử lần thứ hai đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu biến động, giống như lần thứ nhất, thể hiện qua việc DXY tăng lên. Một số thị trường mới nổi gặp áp lực gia tăng khi dòng vốn rút về Mỹ. Điều này diễn ra trên nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.