|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ (Bidding for goods or services) và một số qui định

14:23 | 13/08/2019
Chia sẻ
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ (tiếng Anh: Bidding for goods or services) là hoạt động thương mại nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh về giá cả, năng lực, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ.
book-on-wooden-table

Hình minh họa (Nguồn: Performacein).

Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ (Bidding for goods or services)

Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ - động từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Bidding for goods or services.

"Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để kí kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)." (Theo Luật thương mại năm 2005)

Một số nội dung về hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Hình thức đấu thầu

Việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:

- Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu;

- Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu.

 Việc chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế do bên mời thầu quyết định.

Phương thức đấu thầu

- Phương thức đấu thầu bao gồm đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ. Bên mời thầu có quyền lựa chọn phương thức đấu thầu và phải thông báo trước cho các bên dự thầu.

- Trong trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu một túi hồ sơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kĩ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần.

- Trong trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ thì bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kĩ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kĩ thuật sẽ được mở trước.

Bảo đảm dự thầu

- Bảo đảm dự thầu được thực hiện dưới hình thức đặt cọc, kí quĩ hoặc bảo lãnh dự thầu.

- Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc, kí quĩ hoặc bảo lãnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu. Tỉ lệ tiền đặt cọc, kí quĩ dự thầu do bên mời thầu qui định, nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hoá, dịch vụ đấu thầu.

- Bên mời thầu qui định hình thức, điều kiện đặt cọc, kí quĩ hoặc bảo lãnh dự thầu. Trong trường hợp đặt cọc, kí quĩ thì tiền đặt cọc, kí quĩ dự thầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.

- Bên dự thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, kí quĩ dự thầu trong trường hợp rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu (gọi là thời điểm đóng thầu), không kí hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu.

- Bên nhận bảo lãnh cho bên dự thầu có nghĩa vụ bảo đảm dự thầu cho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương với số tiền đặt cọc, kí quĩ.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng

- Các bên có thể thỏa thuận bên trúng thầu phải đặt cọc, kí quĩ hoặc được bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, kí quĩ do bên mời thầu qui định, nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng.

- Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm bên trúng thầu hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.

- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên trúng thầu được nhận lại tiền đặt cọc, kí quĩ bảo đảm thực hiện hợp đồng khi thanh lí hợp đồng. Bên trúng thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, kí quĩ bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết.

- Sau khi nộp tiền đặt cọc, kí quĩ bảo đảm thực hiện hợp đồng, bên trúng thầu được hoàn trả tiền đặt cọc, kí quĩ dự thầu. (Theo Luật thương mại năm 2005)

Khai Hoan Chu

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.