|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đạo luật chống tẩy chay (Anti-Boycott Regulations) là gì? Hiểu về Đạo luật chống tẩy chay

17:43 | 20/02/2020
Chia sẻ
Đạo luật chống tẩy chay (tiếng Anh: Anti-Boycott Regulations) bảo vệ khách hàng khỏi việc bị từ chối lui tới một doanh nghiệp. Tại Hoa Kỳ, nó chủ yếu liên quan đến việc chống lại các hoạt động hạn chế thương mại đối với các doanh nghiệp từ Israel.
Đạo luật chống tẩy chay (Anti-Boycott Regulations) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Đạo luật chống tẩy chay (Anti-Boycott Regulations)

Khái niệm

Đạo luật chống tẩy chay trong tiếng Anh là Anti-Boycott Regulations.

Đạo luật chống tẩy chay bảo vệ khách hàng khỏi việc bị từ chối lui tới một doanh nghiệp. Tại Hoa Kỳ, các đạo luật chống tẩy chay chủ yếu liên quan đến việc chống lại các hoạt động  hạn chế thương mại đối với các doanh nghiệp từ Israel. 

Liên đoàn Ả Rập chính thức yêu cầu các nước thành viên tẩy chay thương mại đối với Israel và với các công ty có giao dịch thương mại với Israel dựa trên thỏa thuận được ban hành năm 1948. 

Đáp lại, Hoa Kỳ đã thực thi đạo luật chống tẩy chay vào giữa những năm 1970 để ngăn chặn các công ty Hoa Kỳ khỏi việc tẩy chay thương mại với các công ty Israel. Đạo luật cũng cấm việc từ chối thuê mướn công dân Hoa Kỳ chỉ vì quốc tịch, chủng tộc hoặc tôn giáo của họ.

Hiểu về Đạo luật chống tẩy chay

Đạo luật Quản lí Xuất khẩu (EAA) đưa ra các qui định chống tẩy chay của Hoa Kỳ và các hình thức xử phạt hình sự và dân sự (phạt tiền, phạt tù và từ chối các đặc quyền xuất khẩu) đối với các công ty và nhân viên không tuân thủ.

Mục đích của các qui định là cấm các công ty Hoa Kỳ thực hiện các chính sách đối ngoại của các quốc gia khác khi các chính sách đó không tương đồng với chính sách của Hoa Kỳ. Đạo luật sửa đổi Ribicoff năm 1977 liên quan đến Đạo luật cải cách thuế năm 1976, được giám sát bởi Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) từ chối các lợi ích về thuế đối với các công ty không tuân thủ luật chống tẩy chay.

Những hành động chống tẩy chay nào bị cấm?

Do hai đạo luật liên quan đến tẩy chay được ban hành và áp đặt bởi các quốc gia nước ngoài đối với các quốc gia thân thiện với Hoa Kỳ nên các hành động sau đây đều bị cấm. Một người không được phân biệt đối xử hoặc đồng ý phân biệt đối xử với bất kì người Hoa Kỳ nào về chủng tộc, tôn giáo, giới tính hoặc nguồn gốc quốc gia. Họ cũng không thể từ chối kinh doanh với một thực thể bị tẩy chay hoặc bị liệt vào danh sách đen.

Theo đạo luật, không được phép cung cấp thông tin về các mối quan hệ kinh doanh với một quốc gia bị tẩy chay hoặc một thực thể trong danh sách đen. Ngoài ra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ phải được thông báo nếu một người nhận được yêu cầu phải tuân theo một quốc gia nước ngoài bị tẩy chay không được công bố hoặc một thực thể trong danh sách đen.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy