|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

CPTPP: Cam kết về qui tắc xuất xứ đối với giày dép

17:36 | 03/09/2020
Chia sẻ
Mục đích của qui tắc xuất xứ là để đảm bảo hàng hóa phải được sản xuất chủ yếu trong khu vực CPTPP, thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định. Đối với riêng ngành giày dép, việc bảo đảm tuân thủ QTXX để được ưu đãi thuế quan trong CPTPP được cho là tương đối thách thức.

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), để được hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP, sản phẩm giày dép của Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước CPTPP phải đáp ứng được qui tắc xuất xứ (QTXX) của Hiệp định.

Cam kết về QTXX trong Hiệp định CPTPP đối với sản phẩm giày dép được qui định tại:

- Lời văn Chương 3 – Qui tắc xuất xứ (các qui tắc chung) và các thủ tục chứng nhận xuất xứ.

- Phụ lục Chương 3 – Qui tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng.

Nội dung qui tắc xuất xứ

Mục đích của qui tắc xuất xứ là để đảm bảo hàng hóa phải được sản xuất chủ yếu trong khu vực CPTPP, thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định.

Riêng với ngành giày dép, việc bảo đảm tuân thủ QTXX để được ưu đãi thuế quan trong CPTPP được cho là tương đối thách thức, bởi hiện Việt Nam mới chỉ bảo đảm được khoảng 35 - 50 nguyên liệu giày dép nội địa, phần còn lại phải nhập khẩu mà chủ yếu từ các nước không phải là thành viên CPTPP.

CPTPP có cam kết về QTXX sản phẩm theo mã HS của sản phẩm đó. Do đó, để biết QTXX áp dụng đối với từng sản phẩm giày dép cụ thể, cần tra cứu cam kết CPTPP về QTXX cụ thể đối với mã HS đó.

Đối với các sản phẩm giày dép, QTXX trong CPTPP là:

- Chuyển đổi Chương (Chương HS của thành phẩm phải khác Chương HS của nguyên liệu không có).

- Chuyển đổi Nhóm (Nhóm HS của thành phẩm phải khác Nhóm HS của nguyên liệu không có xuất xứ, ngoại trừ những trường hợp được liệt kê cụ thể).

- Điều kiện hàm lượng giá trị khu vực - RVC (nguyên liệu có xuất xứ phải đáp ứng một tỉ lệ giá trị nhất định).

Cụ thể, đối với từng nhóm sản phẩm giày dép, CPTPP có yêu cầu về QTXX tóm tắt như sau:

Mã HSQui tắc xuất xứ
6401
(Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự)
Chuyển đổi Chương; hoặc
Chuyển đổi Nhóm, ngoại trừ từ nhóm 64.02 đến 64.05, 6406.10 hoặc cụm mũ giày, trừ từ gỗ, của phân nhóm 6406.90 với điều kiện RVC không thấp hơn:
(a) 45% theo cách tính trực tiếp; hoặc
(b) 55% theo cách tính gián tiếp.
6402
(Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic)
Chuyển đổi Chương; hoặc
Chuyển đổi Nhóm, ngoại trừ từ nhóm 64.01,64.03 đến 64.05, 6406.10 hoặc cụm mũ giày, trừ từ gỗ, của phân nhóm 6406.90 với điều kiện RVC không thấp hơn:
(a) 45% theo cách tính trực tiếp; hoặc
(b) 55% theo cách tính gián tiếp.
6403
(Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc)
Chuyển đổi Chương; hoặc
Chuyển đổi Nhóm, ngoại trừ từ nhóm 64.01 đến 62.03, 64.05, 6406.10 hoặc hoặc cụm mũ giày, trừ từ gỗ, của phân nhóm 6406.90 với điều kiện RVC không thấp hơn:
(a) 45% theo cách tính trực tiếp; hoặc
(b) 55% theo cách tính gián tiếp.
6405
(Giày, dép khác)
Chuyển đổi Chương; hoặc
Chuyển đổi Nhóm, ngoại trừ từ nhóm 64.01 đến 64.04, 6406.10 hoặc hoặc cụm mũ giày, trừ từ gỗ, của phân nhóm 6406.90 với điều kiện RVC không thấp hơn:
(a) 45% theo cách tính trực tiếp; hoặc
(b) 55% theo cách tính gián tiếp.
6406
(Các bộ phận của giày, dép (kể cả mũ giày đã hoặc chưa gắn đế trừ đế ngoài); miếng lót của giày, dép có thể tháo rời, đệm gót chân và các sản phẩm tương tự; ghệt, quần ôm sát chân và các sản phẩm tương tự, và các bộ phận của chúng)
Chuyển đổi Chương; hoặc
Không chuyển đổi mã số hàng hóa, với điều kiện RVC không thấp hơn:
(a) 45% theo cách tính trực tiếp; hoặc
(b) 55% theo cách tính gián tiếp.
CPTPP: Cam kết về qui tắc xuất xứ đối với giày dép - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: highsnobiety)

Thủ tục chứng nhận xuất xứ

Thủ tục chứng nhận xuất xứ trong CPTPP được nêu tại Chương 3, gồm các cam kết áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm.

Cam kết chung của CPTPP về thủ tục chứng nhận xuất xứ là tự chứng nhận xuất xứ (nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu tự phát hành giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa nhập khẩu liên quan). Tuy nhiên CPTPP chấp nhận một số ngoại lệ và bảo lưu đối với thủ tục tự chứng nhận xuất xứ này.

Cụ thể, đối với hàng hóa CPTPP nhập khẩu vào Việt Nam, thủ tục chứng nhận xuất xứ sẽ như sau:

Trong 5 năm đầu kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam

Các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn chứng nhận xuất xứ theo một trong hai cơ chế gồm cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống (cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp giấy chứng nhận xuất xứ); cơ chế nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ.

Cần lưu ý là sau khi hết thời hạn 5 năm, Việt Nam vẫn có thể duy trì mô hình song song hai cơ chế chứng nhận xuất xứ này thêm tối đa 5 năm nữa (trước khi hết hạn 5 năm đầu ít nhất 60 ngày, Việt Nam thông báo với các đối tác CPTPP về việc gia hạn).

Từ năm thứ 5 kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam trở đi

Trừ khi có gia hạn như ở trên, kể từ thời điểm 5 năm sau khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam, Việt Nam sẽ chỉ áp dụng thủ tục tự chứng nhận xuất xứ. 

Cụ thể, các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn tự chứng nhận xuất xứ theo một trong ba cơ chế gồm nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ, nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ, nhà sản xuất tự chứng nhận xuất xứ.

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.